Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học

BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐA DẠNG SINH HỌC

Thế giới bắt đầu quan tâm tới vấn đề bảo tồn nói chung từ những năm 1960, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực cụ thể như bảo vệ di sản văn hoá, suy giảm trữ lượng cá ngừ, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và vùng đất ngập nước. Đến những năm 1990, sự quan tâm của toàn cầu chuyển sang các lĩnh vực được gắn kết với nhau bởi vấn đề đa dạng “sinh học” như các loài, khí hậu, hệ sinh thái, nước và đất. Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước, Công ước về di sản thế giới và Công ước về buôn bán...

BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐA DẠNG SINH HỌC

Thế giới bắt đầu quan tâm tới vấn đề bảo tồn nói chung từ những năm 1960, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực cụ thể như bảo vệ di sản văn hoá, suy giảm trữ lượng cá ngừ, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và vùng đất ngập nước. Đến những năm 1990, sự quan tâm của toàn cầu chuyển sang các lĩnh vực được gắn kết với nhau bởi vấn đề đa dạng “sinh học” như các loài, khí hậu, hệ sinh thái, nước và đất. Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước, Công ước về di sản thế giới và Công ước về buôn bán...

Tin cũ hơn

 Công ước năm 1992 về Đa dạng sinh học

04/06/2019

Đây là công ước toàn cầu về đa dạng sinh học đã được thông qua tại Nairobi ngày 22/05/1992, với 196 thành viên. Công ước được thoả thuận vào ngày 05/06/1992 tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro vào năm 1992 và có hiệu lực vào ngày 29/12/1993. Đến nay đã được 183 nước phê chuẩn, trong đó có Việt Nam. Việt Nam chính thức gia nhập vào ngày 16/11/1994. Cơ quan đầu mối thực hiện là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nghị định thư Cartagena năm 2000 về an toàn sinh học

04/06/2019

Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học thuộc Công ước Đa dạng sinh học, đã được hoàn thiện và thông qua tại Montreal, Canada ngày 29/01/2000 trong cuộc họp của các bên tham gia Công ước, với 170 thành viên và có hiệu lực từ ngày 11/09/2003. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Nghị định thư kể từ ngày 19 tháng 4 năm 2004. Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao làm cơ quan đầu mối quốc gia đối với Nghị định thư này.

Công ước năm 1973 về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng

04/06/2019

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) hay Công ước Washington là một hiệp ước đa phương. Bản thảo của nó được thông qua năm 1963 trong một cuộc họp các thành viên của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Công ước được đưa ra ký kết năm 1973, với 183 nước thành viên tham gia. Việt Nam chính thức gia nhập thành viên của Công ước từ ngày 20/01/1994. Công ước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1975. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông...