Tất cả các loài động thực vật đều chứa những nguồn gen có khả năng sử dụng cho con người, chẳng hạn để sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm. Bởi vậy, việc sử dụng những nguồn gen này có thể đem lại rất nhiều lợi ích. Nhằm đề ra thủ tục cho việc tiếp cận, chia sẻ công bằng và hợp lý các nguồn gen, Nghị định thư Nagoya đã được thông qua năm 2010. Đây là Nghị định thư thứ 2 được xây dựng theo Điều 19 của Công ước Đa dạng sinh học.
Nghị định thư điều chỉnh những vấn đề gì ?
Mục tiêu
Theo Điều 1, mục tiêu của Nghị định thư là chia sẻ công bằng và hợp lý những lợi ích có được từ việc sử dụng các nguồn gen. Điều này bao gồm việc tiếp cận thích hợp các nguồn gen, chuyển giao hợp lý các công nghệ có liên quan và cơ chế tài chính thích hợp.
Nội dung
Văn bản Nghị định thư có thể chia thành các nhóm điều khoản quy định về bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản quy định về cam kết của các Bên tham gia, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ (xem Bảng dưới đây). Các cam kết quan trọng nhất liên quan tới việc tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
Cách tiếp cận
Nghị định thư Nagoya chủ yếu mang tính thủ tục, với yêu cầu về Chấp thuận thông báo trước(PIC) khi tiếp cận các nguồn gen hoặc từ quốc gia gốc hoặc từ quốc gia có được nguồn gen theo Công ước Đa dạng sinh học và đưa ra các quy định để có được Bản thỏa thuận (Mutually Agreed Terms, gọi tắt là MAT) với người nắm giữ các nguồn gen. Các chính phủ phải áp dụng các biện pháp để có được sự Chấp thuận thông báo trước của cộng đồng địa phương và bản địa. Theo Điều 2 của Công ước Đa dạng sinh học, các nguồn gen là nguyên liệu gen có hoặc có thể có giá trị. Nguyên liệu gen ám chỉ “bất cứ nguyên liệu nào từ động thực vật, vi sinh vật và các nguồn nguyên khởi khác có chứa các đơn vị chức năng mang tính di truyền.”
Các nguyên tắc
Nghị định thư Nagoya căn cứ vào và dẫn chiếu tới các nguyên tắc khác nhau được quy định tại Tuyên bố Rio năm 1992 về Môi trường và Phát triểnhoặc phù hợp với Tuyên bố này. Những điều khoản về Đồng thuận thông báo trước cho phép bảo vệ chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ của họ.
Các thể chế
Về mặt thể chế, Nghị định thư Nagoya hoạt động trên cơ sở các thể chế được thành lập theo Công ước Đa dạng sinh học (Hội nghị các Bên, Ban Thư ký và các cơ quan giúp việc). Thêm vào đó, theo Điều 30, Uỷ ban về tuân thủ cũng được thành lập. Cuối cùng, Điều 14 thiết lập một cơ chế trao đổi thông tin về tiếp cận và chia sẻ lợi ích (ABS Clearing-House).
Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì
Nghị định thư Nagoya bao gồm những cam kết khác nhau, ràng buộc tất cả các thành viên, trong đó có Việt Nam với tư cách là nước đang phát triển. Ngoài những cam kết liên quan tới tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích, Nghị định thư Nagoya cũng quy định một số nghĩa vụ chung.
Cam kết tạo điều kiện tiếp cận các nguồn gen
Cam kết cho phép chia sẻ lợi ích
Cam kết cung cấp thông tin
Các cam kết chung
Tìm hiểu thêm
Cổng thông tin của Nghị định thư: - https://www.cbd.int/abs/
Ấn phẩm chính:
- IUCN, 2012, An Explanatory Guide to the Nagoya Protocol on Access and Benefit-sharing (Hướng dẫn giải thích Nghị định thư Nagoya về tiếp cận và chia sẻ lợi ích)
http://cmsdata.iucn.org/downloads/an_explanatory_guide_to_the_nagoya_protocol.pdf