Giới thiệu chung
Giới thiệu 24/04/2017
Chức năng nhiệm vụ Theo quy định tại Quyết định số 2639/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế, Vụ Pháp chế có chức năng và các nhiệm vụ, quyền hạn như sau: 1. Vị trí, chức năng: Vụ Pháp chế là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật về tài nguyên và môi trường; pháp luật quốc tế; công tác giám định tư pháp; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; bồi thường nhà nước. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Vụ Pháp chế thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Công tác xây dựng chính sách, pháp luật: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ lập đề nghị xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền; tổng hợp, trình Bộ trưởng dự kiến Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện chương trình sau khi được phê duyệt; Chủ trì hoặc phố hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng nội dung và đánh giá tác động chính sách; kiểm soát việc quy định thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo chức năng; Thực hiện thẩm định các dự thảo Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng; đánh giá tác động độc lập, thẩm định quy định về thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng; Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt gửi lấy ý kiến góp ý, thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc trình Bộ trưởng để ban hành theo thẩm quyền; Chủ trì hoặc phôí hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng; Tổng hợp, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ rà soát, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài theo phân công của Bộ trưởng; Tiếp nhận, đánh giá, phân loại và kiến nghị biện pháp xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: Xây dựng kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ; tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa và phương án xử lý những quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo và báo cáo kết quả. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật: Xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện, xây dựng báo cáo và đề xuất xử lý đối với các văn bản quy phạm pháp luật. Về công tác pháp điển, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật: Chủ trì, phối hợp với các Đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng kế hoạch pháp điển, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng Bộ pháp điển, xây dựng văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, cho ý kiến về tính chính xác của văn bản hợp nhất trước khi trình ký xác thực. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Xây dựng đề án, dự án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra; thực hiện tuyên truyền, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ báo cáo viên pháp luật; thực hiện các hoạt động thông tin tuyền thông về pháp luật, cung cấp thông tin pháp luật, thông cáo báo chí, đầu mối thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Trình Bộ trưởng kế hoạch theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức thực hiện, chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ kiểm tra việc phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng; tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Về công tác hợp tác quốc tế về pháp luật: Tham gia, có ý kiến về mặt pháp lý về thể chế trong đàm phán, ký kết, phê chuẩn, gia nhập,.. thực hiện các điều ước quốc tế; thẩm định tính phù hợp với Hiến pháp, pháp luật; tính phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; Rà soát, hệ thống hóa, phổ biến các điều ước quốc tế; đầu mối thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thẩm định về tính pháp lý đối với các chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của Bộ. Thực hiện công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước. Cập nhật Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuẩn bị giúp Bộ trưởng trả lời các câu hỏi, ý kiến, kiến nghị của cử tri và Đại biểu Quốc hội về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chuẩn bị ý kiến Thành iên Chính phủ theo phân công. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công tác pháp chế lĩnh vực tài nguyên và môi trường Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện công tác về giám định tư pháp, đầu mối phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, hướng dẫn tổ chức, hoạt động và đầu mối của Chi hội Luật gia cơ sở. Thực hiện Chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo phân công. Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện các Chương trình, đề án, dự án về pháp luật theo phân công. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch phân công. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Lãnh đạo Bộ. |