Công ước về Di dản thế giới được Tổ chức Liên Hợp Quốc về giáo dục, khoa học và văn hoá (UNESCO) thông qua vào năm 1972 và được hầu hết các nước trên thế giới phê chuẩn (193 nước đã phê chuẩn vào năm 2017). Công ước có hiệu lực từ ngày 17/12/1975. Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành quốc gia thành viên của Công ước Di sản Thế giới 1972 từ ngày 19/10/1987. Cơ quan đầu mối là Bộ Ngoại giao.
Mục đích chính của Công ước nhằm xác định các địa điểm văn hóa và thiên nhiên trên thế giới được coi là di sản chung của nhân loại mà nếu mất đi sẽ là một tổn thất không thể bù đắp được. Công ước đã xây dựng một danh sách các di sản văn hoá và thiên nhiên có giá trị toàn cầu nổi bật. UNESCO đã mô tả di sản “là những gì chúng ta kế thừa từ quá khứ, những gì đang hiện hữu trong đời sống của chúng ta và là những gì chúng ta truyền lại cho thế hệ mai sau”.
Công ước quy định những vấn đề gì?
Mục tiêu
Theo Lời nói đầu, Công ước nhằm thiết lập một hệ thống bảo vệ chung hiệu quả đối với các di sản văn hoá và thiên nhiên có giá trị toàn cầu nổi bật, mang tính thường trực và phù hợp với các phương pháp khoa học hiện đại.
Nội dung
Văn bản Công ước thư có thể chia thành các nhóm điều khoản quy định về bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản quy định về cam kết của các Bên tham gia, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ.
Cách tiếp cận
Công ước định nghĩa và bảo tồn di sản thế giới thông qua hai nhóm
Công ước được bổ sung bằng Hướng dẫn hành động được Uỷ ban di sản thế giới thông qua và được cập nhật gần đây nhất vào năm 2016. Hướng dẫn này nêu ra các tiêu chí để xác định các di sản có giá trị toàn cầu. Một di sản chỉ có thể được đưa vào danh sách nếu thoả mãn ít nhất một tiêu chí.Các nguyên tắc
Công ước được thông qua trước Hội nghị Rio năm 1992. Tuy nhiên, các nguyên tắc được nêu trong Lời nói đầu và Điều 4 và 25 của Công ước sau này đã được ghi nhận trong Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển.
Thể chế
Công ước di sản thế giới được thực thi và điều hành bởi một Uỷ ban di sản thế giới có nhiệm vụ quản lý Danh sách di sản thế giới và Danh sách di sản thế giới bị đe dọa. Cơ quan ra quyết định chính là Đại hội đồng UNESCOnhóm họp trong thời gian diễn ra các kỳ họp Đại hội đồng UNESCO. Ban Thư ký (hoặc Trung tâm di sản thế giới) là cơ quan thường thực của Công ước. Công ước chỉ định ba tổ chức làm cơ quan tư vấn cho Uỷ ban Di sản thế giới.
Tuân thủ
Các cơ chế chính trong Công ước Di sản thế giới để bảo đảm tuân thủ là sự hỗ trợ quốc tế để giúp các Thành viên xác định và bảo vệ các di sản của mình và báo cáo trước Đại hội đồng.
Trong trường hợp một Thành viên không tuân thủ các cam kết của Công ước, một di sản có thể bị loại khỏi Danh sách Di sản thế giới.
Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?
Công ước Di sản thế giới quy định các nghĩa vụ khác nhau ràng buộc tất cả các Thành viên. Các nghĩa vụ này bao gồm xác định và bảo tồn các di sản và thông tin về các biện pháp được triển khai thực hiện. Các nghĩa vụ này được cụ thể hóa trong các quyết định do Đại hội đồng UNESCO thông qua.
Cam kết xác định và bảo vệ các di sản
Các cam kết được nêu ra trong Công ước Di sản thế giới với lời văn ít có tính ràng buộc so với các Công ước khác (“sẽ nỗ lực”). Chỉ một số ít thành viên đã ban hành các văn bản pháp luật cụ thể để thực thi.
Cam kết nộp Báo cáo bảo tồn
Điều 29 yêu cầu các Thành viên nộp báo cáo định kỳ. Phụ lục 13 về Hướng dẫn hành động năm 2016 đề xuất mẫu báo cáo bảo tồn chung.
Chi tiết nội dung Công ước tải tại đây.
Tìm hiểu thêm:
Cổng thông tin của Công ước:
- http://whc.unesco.org/en/convention/
Ấn phẩm chính:
- UNESCO, 2005, Basic Texts of the 1972 World Heritage Convention (Các văn kiện cơ bản của Công ước di sản thế giới năm 1972)
http://whc.unesco.org/document/101839