Công ước năm 1973 về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng

Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học 04/06/2019

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) hay Công ước Washington là một hiệp ước đa phương. Bản thảo của nó được thông qua năm 1963 trong một cuộc họp các thành viên của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Công ước được đưa ra ký kết năm 1973, với 183 nước thành viên tham gia. Việt Nam chính thức gia nhập thành viên của Công ước từ ngày 20/01/1994. Công ước có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1975. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ quan đầu mối quốc gia đối với Công ước này.

 

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) được thông qua năm 1973. Công ước nhằm đảm bảo rằng việc buôn bán quốc tế các mẫu động, thực vật hoang dã sẽ không đe doạ tới sự tồn tại của các loài này trong thiên nhiên hoang dã và quy định những mức độ bảo vệ khác nhau đối với hơn 35.000 loài động, thực vật. CITES không điều chỉnh việc buôn bán giữa các thành viên hoặc buôn bán quốc tế những loài không có nguy cơ tuyệt chủng.

Công ước quy định những vấn đề gì?                                   

Mục tiêu

Theo Lời nói đầu, mục tiêu của CITES là nhằm bảo vệ động, thực vật hoang dã khỏi việc bị khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế.

Văn bản Công ước thư có thể chia thành các nhóm điều khoản quy định về bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản quy định về cam kết của các Bên tham gia, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ. Các phụ lục của Công ước đặc biệt quan trọng bởi chúng liệt kê những loài là đối tượng của các quy định điều chỉnh về buôn bán.Nội dung

Cách tiếp cận

CITES điều chỉnh hoạt động buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã bằng cách phân loại các loài theo mức độ bị đe doạ và yêu cầu các Thành viên áp dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp.

Các nguyên tắc Các Thành viên có thể sửa đổi các Phụ lục theo Điều 15 và 16 của CITES. Mọi sửa đổi sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày thông báo tới tất cả các Thành viên, trừ những Thành viên đưa ra bảo lưu.

Lời nói đầu và các điều 2 và 5 của Công ước ghi nhận các nguyên tắc chỉ đạo việc thực hiện Công ước. Mặc dù CITES được đàm phán và thông qua trước Hội nghị Rio năm 1992, các nguyên tắc được nêu trong Công ước sau đó đã được ghi nhận trong Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển.


Công ước được điều hành bởi một Ban Thư ký trực thuộc UNEP. Hội nghị các Bên là cơ quan đưa ra quyết định. Thêm vào đó, ba hội đồng được thành lập để hỗ trợ Ban Thư ký và Hội nghị các Bên. Mỗi Thành viên phải thiết lập một Cơ quan quản lý Quốc gia để quản lý việc buôn bán của quốc gia mình và một Cơ quan khoa học Quốc gia để đưa ra tư vấn về tình trạng nguy hiểm của các loài động, thực vật bản địa.Thể chế

Công ước quy định một số cơ chế để thúc đẩy việc tuân thủ. Ngoài cơ chế báo cáo theo Điều 8 của CITES, các tổ chức phi chính phủ (ví dụ Mạng lưới giám sát buôn bán các loài hoang dã - TRAFFIC) và các cơ quan quốc tế (ví dụ Interpol) thực hiện chức năng giám sát và báo cáo vi phạm cho Ban Thư ký. Ban Thư ký thực hiện nhiệm vụ xác minh theo vụ việc (ad hoc) để đánh giá sự tuân thủ của một Thành viên đối với Công ước.Tuân thủ

Năm 2007, Hội nghị các Bên đưa ra Nghị quyết 14.3 về các thủ tục tuân thủ CITES, cho phép áp dụng những biện pháp khác nhau đối với các Thành viên không tuân thủ CITES, bao gồm đình chỉ buôn bán một hoặc tất cả các loài trong CITES.

Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?

Công ước quy định một số cam kết bắt buộc đối với tất cả các Thành viên, không phân biệt thành viên đang phát triển hay phát triển. Những cam kết này liên quan tới các thể chế, quy định về buôn bán và báo cáo.

Chi tiết nội dung Công ước tải tại đây.

Tìm hiểu thêm

Cổng thông tin của Công ước: https://cites.org/eng

Ấn phẩm chính:

- UNODC, 2016, Wildlife and Forest Crime Analytic Toolkit, Report of the UNODC Mission to Viet Nam (Bộ công cụ phân tích tội phạm đối với đời sống hoang dã và rừng, Báo báo của Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống Ma tuý và Tội phạm tại Việt Nam)

https://www.unodc.org/documents/southeastasiaandpacific//Publications/wildlife/Vietnam_Toolkit_Report_EN_-_final.pdf