ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ứng phó với biến đổi khí hậu 03/07/2019

Biến đổi khí hậu, hay sự nóng lên toàn cầu, là việc gia tăng nhiệt độ bề mặt trung bình trên Trái đất. Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là việc đốt nhiên liệu hóa thạch, như dầu mỏ và than đá, thải khí nhà kính vào trong khí quyền, chủ yếu là khí CO2. Các hoạt động khác của con người như nông nghiệp và phá rừng cũng góp phần làm tăng lượng khí nhà kính, gây ra biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu bao gồm tan băng trên biển, đẩy nhanh tiến trình nước biển dâng và các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt và kéo dài hơn.

 

Khuôn khổ chung cho các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu được hình thành nhờ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Công ước được thông qua tại Hội nghị Rio vào năm 1992 và điều chỉnh việc cắt giảm khí nhà kính không thuộc sự kiểm soát của Nghị định thư Montreal.

 

 

UNFCCC

(1992)

 

 

 

 

 

Nghị định thư Kyoto

(1998)

 

 

 

              Sửa đổi Doha(2012)

 

 

Thỏa thuận Paris

(2015)

 

 

Trong khi Nghị định thư Kyoto năm 1997 chỉ xác định các mục tiêu cắt giảm khí thải cụ thể cho các nước phát triển, Thỏa thuận Paris năm 2015 đi xa hơn và đề ra các cam kết bắt buộc và tự nguyện cụ thể nhằm giảm phát thải khí nhà kính, các biện pháp thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, hỗ trợ từ các nước phát triển cho các nước đang phát triển, và chế độ báo cáo về việc thực thi.

03 Công ước quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu:

1.Công ước khung của Liên Hợp Quốc năm 1992 về Biến đổi khí hậu

2.Nghị định thư Kyoto năm 1997

3.Thỏa thuận Paris năm 2015