Nghị định thư Kyoto năm 1997

Ứng phó với biến đổi khí hậu 23/06/2019

Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/02/2005. Đến nay đã có khoảng 192 nước tham gia phê chuẩn. Việt Nam tham gia phê chuẩn Nghị định thư từ ngày 25/09/2002. Cơ quan đầu mối thực thi Nghị định thư này là Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Nhằm theo đuổi mục tiêu của Công ước, Nghị định thư Kyoto đã tăng cường các cam kết liên quan đến thải khí nhà kính đối với các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC và mở rộng các cam kết liên quan đến hỗ trợ tài chính cho các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục II UNFCCC. Điều này cho thấy Nghị định thư đã tính đến việc các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I và II UNFCCC  là những nước đóng góp chính vào hiện tượng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người trong giai đoạn công nghiệp hóa trước khi có Công ước.

Nghị định thư quy định những vấn đề gì?                                                                                          

Nhằm theo đuổi mục tiêu của Công ước, Nghị định thư Kyoto đã tăng cường các cam kết liên quan đến thải khí nhà kính đối với các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC và mở rộng các cam kết liên quan đến hỗ trợ tài chính cho các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục II UNFCCC. Điều này cho thấy Nghị định thư đã tính đến việc các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I và II UNFCCC  là những nước đóng góp chính vào hiện tượng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người trong giai đoạn công nghiệp hóa trước khi có Công ước.

Mục tiêu

Nghị định thư Kyoto chia sẻ mục tiêu chung với Công ước là ổn định mức độ tích tụ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được các tác động nguy hiểm cho hệ thống khí hậu (xem Phần II.13). Để đạt được mục tiêu này, Nghị định thư Kyoto đã đề ra và tăng cường rất nhiều cam kết của Công ước.

Nội dung

Nội dung của Nghị định thư bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Nghị định thư, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về bảo đảm tuân thủ.

0086-resize 01.jpg

Với Nghị định thư Kyoto, các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I UNFCCC chấp nhận chịu ràng buộc bởi các cam kết cụ thể về cắt giảm phát thải khí nhà kính. Mục tiêu cắt giảm của tất cả các Quốc gia thành viên này được liệt kê ở Phụ lục B của Nghị định thư. Chúng được tính toán sao cho tổng lượng phát thải của các nước này giảm ít nhất 5% so với mức cơ cở của năm 1990, được dùng làm năm cơ sở. Mục tiêu cắt giảm phải đạt được cho giai đoạn cam kết5 năm lần thứ nhất, từ năm 2008 đến năm 2012.

Cách tiếp cận

0087-resize 01.jpg

Các cơ chế linh hoạt

Văn kiện sửa đổi Doha năm 2012 quy định giai đoạn cam kết thứ hai của Nghị định thư Kyoto từ năm 2013 đến 2020, nhưng chưa có hiệu lực do chưa đủ số thành viên phê chuẩn.

Nhằm cho phép các Quốc gia thuộc Phụ lục I có được sự linh hoạt trong việc thực thi cam kết cắt giảm của từng nước, Nghị định thư Kyoto thiết lập ba cơ chế. Các cơ chế này cho phép các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I có thể tận dụng những cơ hội cắt giảmít tốn kém hơn bên ngoài lãnh thổ của mình.

0087-resize 02.jpg

Các thiết chế của Công ước khung, bao gồm Hội nghị các Bên, Ban thư ký và các Cơ quan giúp việc, cũng phục vụ cho việc thực thi Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, một số thiết chế khác cũng được thành lập.

Thể chế

0088-resize 01.jpg

Tuân thủ

Nghị định thư Kyoto quy định các thủ tục báo cáo và đánh giá liên quan đến các mục tiêu cắt giảm khí thải của các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I, thiết lập cơ chế đảm bảo tuân thủ và lồng ghép cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước vào trong Nghị định thư.

0088-resize 02.jpg

Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?                                                                                       

Trọng tâm của Nghị định thư Kyoto nằm ở các cam kết cắt giảm khí thải của các Quốc gia thành viên thuộc Phụ lục I và các cam kết của các Quốc gia thuộc Phụ lục II về cung cấp thêm các nguồn tài chính. Các quốc gia không nằm trong phụ lục chưa phải cam kết cắt giảm khí thải, với lí do các quốc gia này không phải là những nước đóng góp chính vào việc phát thải khí nhà kính trong giai đoạn công nghiệp hóa trước khi có Công ước. Tuy nhiên, mặc dù là một nước đang phát triển không thuộc phụ lục, Việt Nam vẫn phải thực hiện các cam kết bắt buộc theo Điều 10 dành cho tất cả các Quốc gia thành viên. Các cam kết này được xây dựng dựa trên các cam kết của Điều 4 UNFCCC và cụ thể hóa chúng.

0089-resize 01.jpg

Đối với các nước thành viên đang phát triển, nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt và các ưu tiên phát triển quốc gia cụ thể cần phải được xem xét đến khi đánh giá các cam kết.

Chi tiết nội dung Nghị định tải tại đây.

 Tìm hiểu thêm :

Cổng thông tin của Nghị định thư:

- http://unfccc.int/kyoto_protocol/items/2830.php

Ân phẩm chính:

- UNFCCC, 2008, Kyoto Protocol Reference Manual (Sách tham khảo về Nghị định thư Kyoto) https://unfccc.int/resource/docs/publications/08_unfccc_kp_ref_manual.pdf