Thỏa thuận Paris năm 2015

Ứng phó với biến đổi khí hậu 23/06/2019

Thỏa thuận Paris được đàm phán từ năm 2011 trong khuôn khổ của Công ước khung về biến đổi khí hậu như một thỏa thuận tiếp nối Nghị định thư Kyoto. Thỏa thuận xây dựng dựa trên những đóng góp tự nguyện về cắt giảm khí thải, đặc biệt nhấn mạnh đến biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu và tăng cường nghĩa vụ báo cáo.

Thỏa thuận quy định những vấn đề gì?                                                                                                              

Các mục tiêu

Điều 2 cụ thể mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu của Công ước và tiến xa hơn trong vấn đề thích ứng và nguồn tài chính.

0090-resize 01.jpg

Nội dung

Nội dung Thỏa thuận Paris bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Thỏa thuận, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế, và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ.

0090-resize 02(1).jpg

Các thể chế và cơ chế

 

Thỏa thuận Paris phần lớn được xây dựng dựa trên các thiết chế và cơ chế có sẵn theo Công ước khung. Ngoài ra, Thỏa thuận có thêm một số điều khoản quy định về thể chế thích hợp cho việc xây dựng năng lực và một cơ chế thực thi và tuân thủ.

0091- resize 01(1).jpg

Tuân thủ

Việc tuân thủ được đảm bảo thông qua nghĩa vụ báo cáo thông tin thường xuyên cho Ban thư ký về các hoạt động thực thi và cơ chế đảm bảo tuân thủ.

Điều 13

Minh bạch


Bắt buộc:    Thống kê lượng phát thải khí nhà kính của quốc gia

Theo dõi thực hiện NDC

 

Tự nguyện:    Thích ứng và tác động của biến đổi khí hậu

Các yêu cầu về hỗ trợ và những hỗ trợ đã nhận được

 

Điều 14

Cơ chế đảm bảo tuân thủ

 

Ủy ban tuân thủ

  • Dựa vào các chuyên gia
  • Có chức năng tạo thuận lợi
  • Vận hành theo nguyên tắc minh bạch, không đối đầu, không trừng phạt

  

Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?     

Thỏa thuận Paris phân biệt giữa các cam kết áp dụng cho tất cả các Quốc gia thành viên và các cam kết chỉ áp dụng cho hoặc các nước phát triển hoặc các nước đang phát triển. Liên quan tới Việt Nam, với tư cách là một nước thành viên đang phát triển, Thỏa thuận Paris quy định các cam kết về các vấn đề: giảm nhẹ, thích ứng, hỗ trợ và minh bạch.        

                                                                          0091-resize 03(1).jpg

 Cam kết giảm khí thải của các nước thành viên đang phát triển

Để giảm phát thải khí nhà kính, Điều 4 quy định các cam kết về xây dựng và thực hiện kế hoạch cho tất cả các Quốc gia thành viên. Trọng tâm là nghĩa vụ đảm bảo các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính dưới hình thức đóng góp do quốc gia tự xác định. Quy định này cho phép cách tiếp cận trao quyền cho các quốc gia quyết định đối với vấn đề giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Nhằm thúc đẩy tham vọng hơn nữa, Điều 5 quy định cơ sở cho hợp tác giữa các Quốc gia thành viên nhằm đạt được các mục tiêu giảm nhẹ.

Liên quan đến vấn đề thích ứng, Điều 7 quy định các nước thành viên đang phát triển có nghĩa vụ bắt buộc phải hoạch định kế hoạch và thực thi các biện pháp thích ứng.

Cam kết về thích ứng của các nước thành viên đang phát triển

 

Hoạch định kế hoạch

 

Tham gia vào hoạch định kế hoạch

(bắt buộc)

 

 

Thực thi

 

Thực thi các biện pháp thích ứng

(bắt buộc)

Các cam kết có thể được hoàn thành bằng việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc thực hiện do quốc gia quyết định, có tính đến yếu tố về giới, minh bạch và bảo đảm sự tham gia của cộng đồng. Trong quá trình hoạch định và thực thi các kế hoạch, cần tính đến các nhóm, cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương.

Các cam kết hỗ trợ của các nước thành viên đang phát triển

Thỏa thuận Paris đưa ra ba dạng hỗ trợ khác nhau: tài chính, phát triển và chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực. Các cam kết không được quy định cụ thể, đặc biệt là cho các nước thành viên đang phát triển. Liên quan đến hỗ trợ tài chính, các nước này chỉ được khuyến khích cung cấp các hỗ trợ một cách tự nguyện. Liên quan đến hỗ trợ phát triển và chuyển giao công nghệ và giúp đỡ xây dựng năng lực, Thỏa thuận Paris chỉ yêu cầu các Quốc gia thành viên hợp tác với nhau.

 

Hỗ trợ tài chính

 

Cung cấp(tự nguyện)

 

 

Hỗ trợ công nghệ

 

Hợp tác(bắt buộc)

 

Xây dựng năng lực

 

Hợp tác(bắt buộc)

 

Các cam kết minh bạch của các nước thành viên đang phát triển

Thỏa thuận Paris có nhiều quy định đảm bảo khuôn khổ minh bạch, theo đó, các thành viên cam kết tính toán, báo cáo và kiểm tra hiệu quả của các hoạt động và hỗ trợ về chống biến đổi khí hậu. Có một điểm đáng lưu ý là khuôn khổ này sẽ áp dụng đối với tất cả các Quốc gia thành viên với sự linh hoạt cần thiết cho các Quốc gia thành viên phù hợp với khả năng của họ.

 

Giảm nhẹ

 

Báo cáo thống kê lượng phát thải khí nhà kính quốc gia
(Điều 13 (7) (a) PA)

 

Thông tin cần thiết để theo dõi tiến tình thực thi NDC

(Điều 13 (7) (b) PA)

 

 

bắt buộc("phải")

 

 

Thích ứng

 

Tác động của biến đổi khí hậu và thích ứng

(Điều 13 (8) PA)

 

Thông tin về biện pháp thích ứng (Điều 7 (10) PA)

 

 

 

 

Được khuyến khích ("nên")

 

Hỗ trợ

 

Thông tin về các hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực đang có nhu cầu và đã được nhận

(Điều 13 (10) PA)

 

Thông tin về kết quả đạt được trong việc xây dựng năng lực

(Điều 11 (4) PA)

 

Được khuyến khích ("nên")

Khuôn khổ minh bạch của Thỏa thuận Paris đã được tăng cường hơn so với khuôn khổ minh bạch của Công ước khung ở chỗ đã xử lý các lỗ hổng hiện nay.

 

Tìm hiểu thêm              

Cổng thông tin của Thỏa thuận:

- http://unfccc.int/paris_agreement/items/9485.php

Các ấn phẩm chính:

- WRI, 2016, Staying on Track from Paris (Giữ vững cam kết từ sau Hội nghị Paris)

http://www.wri.org/publication/staying-track-paris

- ECBI, 2016, Pocket Guide (Hướng dẫn bỏ túi)

http://www.eurocapacity.org/downloads/PocketGuide-Digital.pdf