Công ước Viên năm 1985 về Bảo vệ tầng ô-zôn

Bảo vệ tầng ô-zôn 22/06/2019

Công ước Viên được ký kết năm 1985 tại  Viên (Cộng hòa Áo). Đây là khuôn khổ pháp lý quốc tế đầu tiên về bảo vệ tầng ôzôn với 197 quốc gia  tham gia, mở đường cho các nước triển khai một loạt hành động mạnh mẽ cắt giảm triệt để các chất làm suy giảm tầng ôzôn sau này. 

Công ước Viên về Bảo vệ tầng ô-zôn đề ra khuôn khổ cho những nỗ lực quốc tế nhằm loại trừ việc sử dụng các chất gây suy giảm tầng ô-zôn. Một trong những ví dụ về các chất này là chlorofluorocarbons (CFC) được sử dụng trong các thiết bị điều hòa không khí, tủ lạnh và các chất liệu đóng gói.

Công ước quy định những vấn đề gì?             

Mục tiêu                                                                                     

Công ước Viên nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại các ảnh hưởng tiêu cực do các hoạt động của con người làm thay đổi tầng ô-zôn.

Nội dung

Nội dung của Công ước Viên bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ.

0073- resize 01.jpg

Các nguyên tắc

Lời nói đầu của Công ước dẫn chiếu cụ thể đến Tuyên bố Rio 1992 về Môi trường và Phát triển (xem Phần I.2) và ghi nhận các nguyên tắc khác nhau liên quan tới bảo vệ tầng ô-zôn.

0073- resize 03.jpg

Các nguyên tắc này định hình nên các cam kết cụ thể. Ví dụ, khi xem xét nguyên tắc phòng ngừa, các Quốc gia thành viên đồng ý ghi nhận vào Điều 3 cam kết sẽ tiến hành thêm các nghiên cứu và đánh giá khoa học.

Thể chế

Cơ cấu thể chế của Công ước tập trung chủ yếu vào cơ quan ra quyết định chính là Hội nghị các Bên (COP). Ban thư ký là cơ quan thường trực có nhiệm vụ chuẩn bị cho các phiên họp của Hội nghị các Bên và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Công ước hoặc theo yêu cầu của Hội nghị các Bên. Ban thư ký được đặt tại văn phòng của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tại Nairobi, Kenya.

0074- resize 01.jpg

Cơ chế đảm bảo tuân thủ

Quy định bắt buộc cung cấp thông tin thường xuyên về hoạt động thực thi cho Ban thư ký và khả năng giải quyết tranh chấp là các biện pháp đảm bảo tuân thủ các cam kết theo Điều 2 Công ước và Nghị định thư Montreal.

0074-resize 02.jpg

Công ước Viên quy định các cam kết bắt buộc liên quan đến các biện pháp bảo vệ tầng ô-zôn, các cam kết về nghiên cứu và quan trắc hệ thống, các cam kết hợp tác trong nhiều lĩnh vực và các cam kết về cung cấp thông tin cho Ban thư ký.11.2    

Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?                                                                                       

0074-resize 03.jpg

Các cam kết thực thi

 Các quốc gia phát triển và đang phát triển thực thi các cam kết trên theo khả năng và điều kiện của từng thành viên.

Điều 2(1) đưa ra nghĩa vụ chung cho các Quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước tác động tiêu cực từ hoạt động của con người làm biến đổi tầng ô-zôn. Điều 2(2) cụ thể hóa nghĩa vụ chung này.

0075-resize 01.jpg

Các cam kết liên quan đến nghiên cứu và quan trắc hệ thống

Cam kết ở Điều 2(1) còn được cụ thể hóa thêm bằng Nghị định thư Montreal.

Điều 3 quy định việc nghiên cứu và quan trắc hệ thống là nghĩa vụ chung của tất cả các Quốc gia thành viên bao gồm cả các nước đang phát triển.

0075-resize 02.jpg

Các cam kết hợp tác trong lĩnh vực pháp luật, khoa học và công nghệ

Theo Điều 4, các Quốc gia thành viên cam kết hợp tác với nhau, trong đó có xem xét đến nhu cầu đặc biệt của các Quốc gia thành viên đang phát triển.

0075-resize 03(1).jpg

Cam kết về cung cấp thông tin

Theo Điều 5, các Quốc gia thành viên có nghĩa vụ cung cấp thông tin về các biện pháp đã được tiến hành để thực thi Công ước Viên, cũng như Nghị định thư Montreal theo hình thức và thời hạn được Hội nghị các Bên quyết định.

Chi tiết nội dung Công ước tải tại đây.

Tìm hiểu thêm 

Cổng thông tin của Công ước:

- http://ozone.unep.org/en/treaties-and-decisions/vienna-convention-protection-ozone-layer

   Ấn phẩm chính:

- UNEP, 2016, Vienna Convention Handbook (Sổ tay Công ước Viên)

http://ozone.unep.org/en/handbook-vienna-convention-protection-ozone-layer/38623