BẢO VỆ TẦNG Ô-ZÔN

Bảo vệ tầng ô-zôn 04/07/2019

Trong những năm 1970 các nhà khoa học bắt đầu đưa ra các cảnh báo về lỗ hổng ở tầng ô-zôn bao quanh trái đất có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Một khuôn khổ cho các nỗ lực quốc tế nhằm bảo vệ tầng ô-zôn đã được xây dựng thông qua Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ô-zôn. Do Công ước không có các quy định ràng buộc về mức cắt giảm các chất gây suy giảm tầng ô-zôn, các cam kết này đã được cụ thể hóa trong Nghị định thư Montreal bổ sung được thông qua năm 1987.  Nghị định thư Montreal được tăng cường thông qua một số sửa đổi, cho phép đẩy nhanh tiến trình cắt giảm và bổ sung thêm các chất gây suy giảm tầng ô-zôn mới.

0072-resize 01.jpg

Ngày 16 tháng 9 năm 2009, Công ước ViênNghị định thư Montreal đã trở thành hai Hiệp định Đa phương về Môi trường đầu tiên trong lịch sử Liên Hợp Quốc được tất cả các nước trên thế giới phê chuẩn. Nhờ các hiệp định này, lỗ thủng tầng ô-zôn ở Nam cực đang dần được thu hẹp. Các dự báo khí hậu dự tính tầng ô-zôn sẽ trở lại mức năm 1980 trong khoảng thời gian từ năm 2050 đến 2070. Một số chất gây suy giảm tầng ô-zôn được quy định trong Nghị định thư Montreal cũng góp phần gây ra biến đổi khí hậu.

02 Công ước về bảo vệ tầng ô-zôn :

Công ước Viên năm 1985 về Bảo vệ tầng ô-zôn

Nghị định thư Montreal năm 1978 về các chất gây suy giảm tầng ô-zôn