Nghị định thư Montreal năm 1978 về các chất gây suy giảm tầng ô-zôn

Bảo vệ tầng ô-zôn 22/06/2019

Nghị định thư Montreal ra đời vào năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989. Đây là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng biện pháp loại bỏ hoạt động sản xuất tạo ra các chất thải làm suy giảm tầng ozone. Đến nay đã có 197 quốc gia thành viên tham gia Nghị định thư Montreal. Ngày 26/01/1994 Việt Nam đã tham gia phê chuẩn Nghị định thư Montreal. Cơ quan đầu mối thực thi Nghị định thư này là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nhằm cụ thể hóa Công ước Viên, Nghị định thư Montreal đưa ra lịch trình cắt giảm bắt buộc đối với các chất gây suy giảm tầng ô-zôn. Lịch trình này sẽ được thường xuyên xem xét lại để điều chỉnh các thời hạn cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Những sửa đổi thường xuyên - lần gần đây nhất là Văn kiện sửa đổi Kigali năm 2016 - đưa thêm vào danh sách các chất gây suy giảm tầng ô-zôn mới. Nghị định thư được công nhận rộng rãi là hiệp định môi trường đa phương thành công nhất cho đến hiện nay.

Nghị định thư quy định những vấn đề gì?                                                                                         

Mục tiêu

Nghị định thư Montreal có cùng các mục tiêu với Công ước Viên, đó là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường chống lại tác động tiêu cực từ các hoạt động của con ngườilàm biến đổi tầng ô-zôn.

Nội dung

Nội dung của Nghị định thư Montreal bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Nghị định thư, các điều khoản ghi nhận cam kết của thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ.

0077- resize 01.jpg

Một số thiết chế được quy định trong Nghị định thư Montreal, một số khác được Cuộc họp các Bên thành lập, như Văn phòng và các Ban đánh giá.

Thể chế

0078-resize 01.jpg

Tuân thủ

Nghị định thư Montreal thiết lập thủ tục báo cáo các dự liệu thống kê về các chất bị kiểm soát và sử dụng cơ chế đảm bảo tuân thủ theo Công ước Viên như là các biện pháp đảm bảo tuân thủ.

0078-resize 02.jpg

Nghị định thư Montreal liệt kê tất cả các chất chủ yếu gây suy giảm tầng ô-zôn trong các Phụ lục A, B, C và E, và đề ra các nghĩa vụ bắt buộc loại bỏ từng bước các chất này cho các nước phát triển và đang phát triển. Các nghĩa vụ này liên quan đến việc tiêu thụ và sản xuất cũng như xuất, nhập khẩu các chất nêu trên. Đối với Việt Nam, với tư cách là nước đang phát triển, Điều 5 cho phép thời hạn loại bỏ dài hơn.12.2          

 Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?                                                                                       

0078-resize 03.jpg

Các cam kết về tiêu thụ và sản xuất

Điều 2A đến 2J của Nghị định thư Montreal đặt ra lộ trình để loại bỏ dần các chất gây suy giảm tầng ô-zôn khác nhau. Đối với các nước đang phát triển, các lộ trình được điều chỉnh lại theo Điều 5. Từ năm 1999, Văn kiện sửa đổi Bắc Kinh bổ sung thêm Điều 2F quy định lộ trình loại bỏ chất Hydrochlorofluorocarbons (HCFC). Đây là các chất thay thế cho CFCtrong các thiết bị tủ lạnh, tủ đá và điều hòa không khí sau khi CFC được loại bỏ theo Điều 2A.

 

 

 

Điều 2J

 

 

Điều 5(Việt Nam)

 

2019

 

 

Giảm về

mức cơ sở

90%

 

 

2024

 

60%

Giữ nguyên không tăng

2029

 

30%

90%

2034

 

20%

 

2035

 

 

70%

2036

 

15%

 

 

2040

 

 

50%

2045

 

 

20%

 

Năm 2016 các Quốc gia thành viên thông qua Thỏa thuận Kigali, sẽ có hiệu lực vào năm 2019 và xác định lộ trình cắt giảm sản xuất và tiêu thụ chất Hydrofluorocarbons (HFC)cho đến năm 2045. Để đạt được mục tiêu đó, Điều 2J được bổ sung vào Nghị định thư Montreal. Các chất HFC là các hóa chất làm lạnh cũng góp phần gây biến đổi khi hậu.

 

Các cam kết về xuất, nhập khẩu

Tất cả các Quốc gia thành viên cũng chấp nhận các cam kết liên quan đến xuất, nhập khẩu các chất bị kiểm soát và các sản phẩm chứa hoặc được sản xuất từ các chất bị kiểm soát. Các cam kết này khác nhau phụ thuộc vào việc đối tác thương mại là thành viên hay không là thành viên của Nghị định thư Montreal.

 

Điều 4

 

Thương mại với Quốc gia không là thành viên

 

Đối vơi các chất bị kiểm soát

  • Cấm xuất, nhập khẩu

 

Đối với các sản phẩm trong danh sách(chứa hoặc được sản xuất từ chất bị kiểm soát)

  • Cấm nhập khẩu

Đối với công nghệ và thiết bị sản xuất

  • Hạn chế xuất khẩu

 

 

Điều 4A, 4B

 

Thương mại với Quốc gia thành viên

 

Cấm xuất khẩu

  • Các chất tái sử dụng, tái chế hoặc đã qua sử dụng
  • Sau khi bị loại bỏ
  • Ngoại lệ: Xuất khẩu để tiêu hủy

 

Hệ thống cấp phép

  • Thiết lập và triển khai
  • Các chất tái sử dụng, tái chế, đã qua sử dụng và các chất mới

Các cam kết về nghĩa vụ báo cáo

Theo Điều 7, mỗi Quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải nộp cho Ban thư ký các thông tin thống kê về việc sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu của từng chất bị kiểm soát. Cam kết này được cụ thể hóa thông qua nhiều quyết định.

Cam kết hợp tác

Điều 9 yêu cầu tất cả các Quốc gia thành viên hợp tác trong việc thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và trao đổi thông tin về các công nghệ và giải pháp thay thế tốt nhất cho các chất bị kiểm soát. Các Quốc gia thành viên cũng cam kết thúc đẩy nâng cao nhận thức cộng đồng về các chất gây suy giảm tầng ô-zôn.

Chi tiết nội dung Nghị định thư tải tại đây.

          Tìm hiểu thêm                                                                                                                                                        

 

Cổng thông tin của Nghị định thư:

- http://ozone.unep.org/en/treaties-decisions/montreal-protocol-substances-deplete-ozone-layer

 

Ấn phẩm chính:

 

- UNEP, 2016, Montreal Protocol Handbook (Sổ tay Nghị định thư Montreal)

http://ozone.unep.org/en/handbook-montreal-protocol-substances-deplete-ozone-layer/25411