Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở

Theo dõi thi hành pháp luật, xử lý vi phạm hành chính 31/08/2020

Ngày 31/8/2020, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 06/TT/2020/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở.

Trên thế giới, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ GIS (Hệ thống thông tin địa lý) đã rất phát triển và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Một trong những thành phần quan trọng nhất của một Hệ thống thông tin địa lý là cơ sở dữ liệu. Để thống nhất một chuẩn chung cho dữ liệu địa lý nhằm thuận tiện trong việc trao đổi dữ liệu giữa các Quốc gia, tổ chức tiêu chuẩn thế giới (ISO) đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội OpenGIS thành lập các Tiểu ban kỹ thuật, đặt tên là ISO/TC 211, lần lượt soạn thảo, rà soát, biểu quyết, thông qua và ban hành các Tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn mang mã hiệu ISO-19100.

Bộ tiêu chuẩn ISO 19100 là một hệ thống các chuẩn để chuẩn hoá các thông tin có liên quan đến các đối tượng hoặc thực thể có xác định trực tiếp hoặc gián tiếp đến một vị trí trên Trái đất [ISO 19101]. Bộ tiêu chuẩn này quy định các phương pháp, công cụ và dịch vụ để quản trị thông tin địa lý thông qua các quy định về cách thức định nghĩa, thu nhận, phân tích, truy cập, trình bày và trao đổi thông tin địa lý giữa các đối tượng người sử dụng dữ liệu, giữa các hệ thống hoặc giữa các địa điểm khác nhau.

Trên cơ sở nghiên cứu, tuân theo một số tiêu chuẩn trong bộ Tiêu chuẩn ISO 19100 quốc tế, năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2012 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở với mã số QCVN 42:2012/BTNMT, trong đó các tiêu chuẩn quốc tế sau được lựa chọn áp dụng: 

ISO 19101 - Reference model (Mô hình tham chiếu)

ISO 19103 - Conceptual schema language (Ngôn ngữ lược đồ khái niệm)

ISO 19107 - Spatial schema (Lược đồ không gian) 

ISO 19108 - Temporal schema (Lược đồ thời gian) 

ISO 19109 - Rules for application schema (Các quy tắc Lược đồ ứng dụng) 

ISO 19110 - Methodology for feature cataloguing (Phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý) 

ISO 19111 - Description of spatial referencing by coordinates (Hệ quy chiếu tọa độ không gian). 

ISO 19113- The quality of geographic data and specifies components for reporting quality information. It also provides an approach to organizing information about data quality (mô tả chất lượng của dữ liệu địa lý và xác định các thành phần để báo cáo thông tin chất lượng. Cung cấp cách tiếp cận để tổ chức thông tin về chất lượng dữ liệu). 

ISO 19114 - Quality evaluation procedure (Các nguyên tắc đánh giá chất lượng) 

ISO 19115 - Metadata (Siêu dữ liệu) ISO 19117 - Portrayal (Trình bày) ISO 19118 - Encoding (Mã hóa)

Trong thời gian từ năm 2012 đến nay, để đáp ứng phù hợp với sự phát triển của xã hội đã có nhiều Luật mới được ban hành và sửa đổi, cụ thể như: 

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014; 

Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017; 

Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Đặc biệt là sự ra đời của Luật Đo đạc và bản đồ số 27/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018 đã có sự thay đổi về quy trình công nghệ thành lập bản đồ và thay đổi về khái niệm bản đồ số và cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia. 

Để thống nhất một chuẩn chung cho dữ liệu địa lý nhằm thuận tiện trong việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, sửa đổi QCVN 42:2012/BTNMT để cập nhật các đối tượng địa lý mới theo đúng quy định quản lý của các bộ, ngành, làm cơ sở cho việc xây dựng các cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia cũng như các cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành. 

Nội dung sửa đổi lần này tập trung chính vào việc sửa đổi Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia để thống nhất về cách định nghĩa các đối tượng địa lý, thuận lợi trong việc xây dựng, quản lý, chia sẻ, sử dụng chung các loại dữ liệu địa lý.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở gồm 4 Phần, 20 Điều và 14 Phụ lục đá nh theo chữcá i từ A đến P tổng cộng 247 trang với các nội dung chính sau: 

Lời nói đầu 

I. QUY ĐỊNH CHUNG gồm: 1. Phạm vi điều chỉnh; 2. Đối tượng áp dụng; 3. Giải thích từ ngữ; 4. Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm 

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT gồm: 1. Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý; 2. Chuẩn mô hình khái niệm dã liệu không gian; 3. Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian; 4. Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý; 5. Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ; 6. Chuẩn siêu dữ liệu địa lý; 7. Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý; 8. Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý; 9. Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý 

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ gồm: 1. Phương thức đá nh giá sự phù hợp; 2. Quy đinh về công bố hợp quy; 3. Trách nhiệm công bố hợp quy; 4. Phương pháp thử; 5. Điều kiện chuyển tiếp.

CÁC PHỤ LỤC 

Phụ lục A: Ký hiệu và thuật ngữ sử dụng trong các lược đồ khái niệm 

Phụ lục B: Mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý 

Phụ lục C: Mô hình khái niệm dữ liệu không gian 

Phụ lục D: Mô hình khái niệm dữ liệu thời gian 

Phụ lục E: Phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý 

Phụ lục G: Danh mục đối tượng địa lý cơ sở quốc gia 

Phụ lục H: Hệ quy chiếu tọa độ 

Phụ lục I: Nội dung siêu dữ liệu địa lý cơ sở 

Phụ lục K: Chất lượng dữ liệu địa lý 

Phụ lục L: Lược đồ XML mã hóa danh mục trình bày đối tượng địa lý 

Phụ lục M: Lược đồ GML cơ sở 

Phụ lục N: Quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng GML 

Phụ lục O: Quy tắc chuyển đổi lược đồ ứng dụng UML sang lược đồ ứng dụng GML 

Phụ lục P: Một số địa chỉ website hữu ích

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. 

Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Cục Đo đac, Ḅản đồ và Thông tin đia lý Việt Nam