Công ước Rotterdam năm 1998 về thủ tục chấp thuận thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc trừ sâu độc hại trong thương mại quốc tế

Quản lý hóa chất 02/06/2019

Công ước Rotterdam được thông qua năm 1998 và chính thức có hiệu lực từ ngày 24/02/2004. Đến nay đã có 157 quốc gia tham gia. Việt Nam gia nhập Công ước ngày 07/05/2007. Cơ quan đầu mối thực thi Công ước gồm: Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trước tình hình sản xuất và buôn bán các hóa chất ngày càng tăng dẫn tới những lo ngại về nguy cơ đối với sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu tham dự Hội nghị Rio năm 1992 đã kêu gọi thông qua một văn kiện pháp lý ràng buộc để đảm bảo các chính phủ có thể ra các quyết định thông báo trước liên quan tới nhập khẩu các chất này trong tương lai. Do đó, Công ước Rotterdam đã được soạn thảo và thông qua dưới sự chủ trì của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc vào năm 1998. Công ước quy định chi tiết các thủ tục xuất nhập khẩu đối với một số hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu độc hại. Để hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển, Công ước cũng quy định thiết lập một cơ chế tài chính.

Công ước quy định những vấn đề gì?                                                                                                       

Mục tiêu

Theo điều 1, Công ướcRotterdam hướng tới mục tiêu thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm và nỗ lực hợp tác giữa các thành viên trong thương mại quốc tế đối với một số hóa chất nguy hại nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi các thiệt hại có thể xảy ra và góp phần vào việc sử dụng chúng hợp lý về mặt môi trường.

Cách tiếp cận

Công ước Rotterdamtạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thủ tục chấp thuận thông báo trước (PIC) vốn trước đó chỉ mang tính tự nguyện. Thủ tục PIC là cơ chế cho phép chính thức tiếp nhận và công bố các quyết định của nước thành viên nhập khẩu về việc có tiếp nhận hay không các tàu chở hóa chất đã được liệt kê tại Phụ lục III của Công ước và đảm bảo rằng các thành viên xuất khẩu tuân thủ các quyết định này. Phụ lục III hiện liệt kê 48 loại hóa chất và danh mục này sẽ tiếp tục được bổ sung. Các hóa chất này bao gồm hai loại:

 

Điu 5, Ph lc II

 

Các hóa cht b cm hoc hn chế nghiêm ngt

 

 

 

Điu 6, Ph lc IV

 

Các loi thuc tr sâu cc kỳ đc hi

 

 

Một nội dung quan trọng khác của Công ước Rotterdamlà nghĩa vụ trao đổi thông tin giữa các thành viên về nhiều loại hóa chất có khả năng gây nguy hại, được thực hiện thông qua Ban Thư ký với chức năng như một Trung tâm trao đổi thông tin.

Nội dung

Công ước Rotterdam bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ.

Một số Phụ lục quy định chi tiết một số điều của Công ước Rotterdam và việc thi hành.

Các nguyên tắc

Theo Lời mở đầu, Công ước Rotterdam dựa trên một số nguyên tắc cần thiết cho sự giải thích và thực thi công ước.

Thể chế

Cơ quan ra quyết định chính của Công ước Rotterdam là Hội nghị các Bên (Điều 18). Ban Thư ký là cơ quan thường trực đóng vai trò Trung tâm trao đổi thông tin đối với Thủ tục PIC (Điều 19). Ủy ban rà soát về hóa chất được Hội nghị các Bên thành lập theo Điều 18 với vai trò cơ quan giúp việc nhằm rà soát các thông báo và đề xuất từ các Thành viên, và đưa ra các khuyến nghị về việc bổ sung các hóa chất vào Phụ lục III.

Tuân thủ

Công ước Rotterdamkhông quy định nghĩa vụ liên lạc giữa các thành viên để giám sát việc tuân thủ, mà chỉ tập trung vào nghĩa vụ trao đổi thông tin theo Thủ tục PIC. Điều 17 là cơ sở để thành lập cơ chế tuân thủ, tuy nhiên, cơ chế này vẫn chưa được thiết lập. Để giải quyết các mâu thuẫn liên quan tới việc giải thíchCông ước, Điều 20 vàPhụ lục VI quy định chi tiết cơ chế giải quyết tranh chấp.

Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì

Công ước Rotterdamđề ra một số nghĩa vụ có tính ràng buộc đối với tất cả các thành viên. Tuy nhiên, các thành viên đang phát triển có thể được hỗ trợ kỹ thuật theo Điều 16 và đề xuất danh mục các loại thuốc trừ sâu cực kỳ độc hại trong Phụ lục III theo thủ tục được quy định tạiĐiều 6.

Thủ tục chấp thuận thông báo trước

Các điều 5 đến 11 quy định về Thủ tục chấp thuận thông báo trướcvới các cam kết khác nhau của các Thành viên. Để có thể vận hành trơn tru, Thủ tục này đòi hỏi sự đóng góp của tất cả các thành viên.

Thực thi các cam kết

Chi tiết nội dung Công ước tải tại đây.

 Tìm hiểu thêm 

Cổng thông tin của Công ước:

- http://www.pic.int/

Ấn phẩm chính:

- Secretariat, 2008, Rotterdam Convention Overview  (Ban Thư ký, 2008,Tổng quan về Côngước Rotterdam)

http://www.fao.org/docrep/014/i0783e/i0783e00.pdf