Công ước Minamata năm 2013 về thủy ngân

Quản lý hóa chất 01/06/2019

Công ước Minamata về thủy ngân làm một công cụ pháp lý toàn cầu về thủy ngân được thông qua tại Minamata Nhật bản vào tháng 10 năm 2013 và có hiệu lực ngày 17/05/2004. Công ước hướng tới kiểm soát và giảm thiểu sử dụng và phát thải thủy ngân từ các sản phẩm, các quá trình sản xuất, chế biến và các ngành công nghiệp. Đến nay đã có 181 quốc gia tham gia Công ước. Việt Nam tham gia phê chuẩn Công ước từ ngày 22/07/2002. Cơ quan đầu mối thực thi Công ước là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Thủy ngân là một kim loại nặng rất độc và khó phân hủy trong môi trường. Chất này có thể thải vào không khí, nước và đất thông qua các hoạt động của con người như khai thác mỏ, sản xuất xi-măng, và đốt nhiên liệu. Thủy ngân được dùng trong các thiết bị điện tử và đo đạc, mỹ phẩm, đèn chiếu sáng, pin, và trong một số quy trình công nghiệp.Công ước Minamata về thủy ngân là một Hiệp định Đa phương về Môi trường được thông qua vào năm 2013 và quy định các biện pháp thực tế để đối phó với tác hại của thủy ngân. Công ước quy định các Thành viên xử lý vấn đề thủy ngân trong suốt vòng đời của chất này cho tới tận giai đoạn cuối cùng là rác thải, các khu vực bị nhiễm độc và cất giữ lâu dài. Vòng đời của thủy ngân bao gồm sản xuất, sử dụng cố ý trong các sản phẩm và quy trình sản xuất và việc xả thải không cố ý từ các hoạt động công nghiệp.

Công ước quy định những vấn đề gì?                                                                                                       

Mục tiêu

Theođiều 1,Công ước Minamata nhằm tới việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường từ việc xả thải thủy ngân và hợp chất thủy ngân bởi hoạt động của con người.

Cách tiếp cận

Công ước Minamata hướng tới việc bảo vệ sức khỏe con người vàmôi trường từ các tác động có hại của thủy ngân bằng các biện pháp được áp dụng đối với mỗi giai đoạn trong vòng đời của thủy ngân, từ khai mỏ tới chế biến và cuối cùng là thải loại.

Điểm cải tiến quan trọng nhất của Công ước là cấm khai thác mới thủy ngân, chấm dứt các hoạt động khai thác thủy ngân hiện tại và kiểm soát việc xả thủy ngân vào không khí.

Nội dung

Công ước Minamatabao gồm các điềukhoản cung cấp bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản quy định về thủ tục đảm bảo tuân thủ.

Các nguyên tắc

Lời mở đầu của Công ước Minamata nhắc lại các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố Rio năm 1992 về Môi trường và Phát triển và nêu rõ Nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng khác biệt.

Thể chế

Theo Công ước Minamata, Hội nghị các Bên là cơ quan ra quyết định chính và đồng thời có nhiệm vụ đánh giá tính hiệu quả chung của Công ước.Ban Thư ký là cơ quan thường trực chuẩn bị các phiên họp của Hội nghị các Bên và thực hiện các nhiệm vụ mà Công ước và Hội nghị các Bên giao. Một Ủy ban cũng được thành lập để thúc đẩy việc thực thi và rà soát việc tuân thủ của các Thành viên.

Tuân thủ

Các thành viên được khuyến khích tuân thủ các cam kết trong Công ước thông qua chế độ báo cáo định kỳ. Công ước cũng quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp.

Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?                                                                                        

Công ước Minamata quy định một số cam kết bắt buộc đối với tất cả các thành viên liên quan tới vòng đời của thủy ngân. Các cam kết khác nhằm tạo thuận lợi cho việc thực thi thông qua các trợ giúp nhằm nâng cao nhận thức. Cuối cùng, các thành viên phải nộp một số thông tin lên Ban Thư ký.

Cam kết liên quan tới vòng đời của thủy ngân

Các cam kết về hỗ trợ và nâng cao nhận thức

Chi tiết nội dung Công ước tải tại đây.

Tìm hiểu thêm     

Cổng thông tin của Công ước:

- http://www.mercuryconvention.org/

    Ấn phẩm chính:

- NRDC, 2016, Minamata Convention Ratification and Implementation Manual (Hướng dẫn phê chuẩn và thực thi Công ước Minamata)

https://www.nrdc.org/sites/default/files/minamata-convention-on-mercury-manual.pdf