Công ước Stockholm năm 2001 về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy

Quản lý hóa chất 01/06/2019

Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy là hiệp ước quốc tế về môi trường, được ký vào năm 2001 và có hiệu lực kể từ ngày 17/05/2004. Công ước Stockholm có mục đích loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Đến nay có 181 quốc gia tham gia Công ước. Việt Nam tham gia phê chuẩn Công ước ngày 22/07/2002. Cơ quan đầu mối thực thi Công ước là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) là các chất có gốc carbon mà khi thải ra môi trường sẽ có một số đặc tính vật lý và hóa học sau: (1) chúng không bị phân hủy trong một thời gian rất dài, (2) chúng làn tràn khắp nơi trong môi trường do quá trình tự nhiên, (3) chúng tích tụ trong các loài sinh vật sống, và (4) chúng độc hại cho cả con người và tự nhiên. Công ước Stockholm2001 ban đầu liệt kê 12 chất POP - được gọi là ‘Dirty Dozen’ (12 chất bẩn)- và hiện nay con số này lên tới 26.

Công ước quy định những vấn đề gì?                                                                                                    

Mục tiêu

Theo Điều 1, Công ước Stockholm hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường từ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

Cách tiếp cận

Công ước Stockholm phân chia các hóa chất thành ba nhóm cần được loại bỏ (Phụ lục A), hạn chế (Phụ lục B) và giảm thiểu (Phụ lục C).

Các Phụ lục này đều không cố định và có thể bổ sung thêm các hóa chất mới theo thủ tục được quy định tại Điều 8 trên cơ sở đề xuất của một thành viên và sau khi được Ủy ban rà soát các chất POP đánh giá. Do đó, danh sách 9 hóa chất ban đầu đã được bổ sung thêm vào các năm 2009 (9 chất), 2011 (1 chất), 2013 (1 chất) và 2015 (3 chất). Hiện nay các nước đang đề xuất bổ sung thêm vào danh sách 3 chất nữa (Decabromodiphenyl ether, Dicofolvà Paraffin clo hoá chuỗi ngắn) nâng tổng số chất POP từ 26 lên 29.

Nội dung

Công ước bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về việc tuân thủ, không tuân thủ và nghĩa vụ báo cáo về việc thực thi.

Các nguyên tắc

Lời mở đầucủa Công ước dẫn Tuyên bố Rio1992 về Môi trường và Phát triểnvà nêu một số nguyên tắc làm cơ sở cho Công ước Stockholm.

Thể chế

Cơ quan ra quyết định chính của Công ước Stockholm là Hội nghị các Bên. Ban Thư ký là cơ quan thường trực quản lý việc thực thi Công ước. Ủy ban rà soát POP có nhiệm vụ xem xét các đề xuất bổ sung thêm các chất vào các Phụ lục.

Tuân thủ

Công ước quy định một số công cụ và cơ chế thúc đẩy việc tuân thủ hoặc làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ.

Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?                                                                                        

Công ước Stockholmquy định các nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả cácThành viên. Tuy nhiên, đối với các thành viên đang phát triển như Việt Nam, Công ước cho phép áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với năng lực của mỗi nước. Các thành viên này cũng được hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính. Cam kết chính của các thành viên là cắt giảm và chấm dứt việc thải các chất POP; xây dựng, nộp và triển khai thực hiện kế hoạch thực thi; và báo cáo các biện pháp thực thi lên Ban Thư ký.

Các cam kết cắt giảm hoặc chấm dứt việc thải các chất POP

Công ước Stockholm quy định các thành viên bắt buộc phải cắt giảm hoặc loại bỏ các hóa chất được liệt kê trong các Phụ lục A, B và C.

Cam kết xây dựng, nộp và triển khai kế hoạch thực thi

Điều 11 liệt kê các cam kết khác nhau liên quan tới các kế hoạch thực thiCông ước Stockholm.

Cam kết báo cáo

Điều 15 yêu cầu cácThành viên thường xuyên cung cấp thông tin cho Hội nghị các Bên và Ban Thư ký.

Chi tiết nội dung Công ước tải tại đây.

Tìm hiểu thêm                                             

Cổng thông tin của Công ước:

- http://chm.pops.int/

Ấn phẩm chính:

- UNEP, 2005, Ridding the World of POPs: A Guide to Stockholm Convention (Thu hẹp thế giới các chất POP: Hướng dẫn về Công ước Stockholm)

http://www.pops.int/documents/hướng dẫn/beg_guide.pdf