Công ước Basel năm 1989 là điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc pháp lý quan trọng nhất liên quan đến chất thải nguy hại và các chất thải khác. Trong thập kỷ đầu tiên kể từ khi có hiệu lực, trọng tâm chính của Công ước là cụ thể hóa các quy định kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại, tức là việc các chất thải được vận chuyển qua các đường biên giới quốc tế, và phát triển các tiêu chí quản lý chất thải phù hợp với môi trường. Gần đây, Công ước tập trung vào việc thực thi đầy đủ các cam kết điều ước, thúc đẩy quản lý chất thải nguy hại phù hợp với môi trường, cách tiếp cận theo vòng đời, và giảm thiểu việc tạo ra chất thải nguy hại.
Công ước quy định những vấn đề gì?
Mục tiêu
Theo Lời nói đầu, Công ước Basel nhằm mục tiêu giảm thiểu việc tạo ra chất thải, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và quản lý chất thải nguy hại và các chất thải khác phù hợp với môi trường.
Mục tiêu: |
|
|
|
Cách tiếp cận
Công ước Basel có 29 điều và 7 phụ lục, quy định cụ thể 47 dòng chất thải và 35 yêu cầu thông báo.
Phụ lục I | Danh mục chất thải bị kiểm soát |
Phụ lục II | Danh mục chất thải được yêu cầu xem xét đặc biệt |
Phụ lục III | Danh sách các đặc tính gây độc hại |
Phụ lục IV | Hoạt động tiêu hủy |
Phụ lục VA | Thông tin phải cung cấp trong thông báo |
Phụ lục VB | Thông tin phải cung cấp trong giấy tờ vận chuyển |
Phụ lục VI | Trọng tài |
Phụ lục VII | Các Quốc gia thành viên và các Quốc gia khác là thành viên của OECD, EU, Lichtenstein |
Hệ thống điều chỉnh của Công ước tập trung vào khái niệm chấp thuận thông báo trước, được quy định chi tiết ở Điều 6. Thủ tục này bảo đảm rằng việc vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại chỉ được thực hiện nếu có sự chấp thuận của các Quốc gia bị ảnh hưởng.
Trong trường hợp việc vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện bất hợp pháp hoặc quy cách đóng gói không đầy đủ, Công ước Basel sẽ quy trách nhiệm và áp đặt nghĩa vụ bảo đảm phải xử lý an toàn, thông qua việc tái nhập về quốc gia gốc hoặc các cách thức khác. Chất thải nguy hại không được xuất khẩu đến Nam Cực, hoặc đến một quốc gia không là thành viên của Công ước Basel, hoặc đến một Quốc gia thành viên đã cấm nhập khẩu chất thải nguy hại.
Nội dung
Nội dung của Công ước bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản ghi nhận cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ.
Hội nghị các bên tham gia Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và tiêu hủy chúng lần thứ 10 (COP 10) với chủ đề “Phòng ngừa, giảm thiểu và tận thu chất thải” đã diễn ra từ ngày 17 đến 22 tháng 10 năm 2011 tại Cartagena, Colombia
Các nguyên tắc
Lời nói đầu của Công ước Basel dẫn chiếu đến một số nguyên tắc sau đó đã được thừa nhận trong Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển.
Thể chế
Các thể chế để thực thi và quản lý Công ước Basel chủ yếu bao gồm cơ quan ra quyết định chính là Hội nghị các Bên và một cơ quan thường trực là Ban thư ký. Thêm vào đó, theo Điều 15, Ủy ban Tuân thủ và Thực thi và Nhóm làm việc mở cũng đã được thành lập.
Thực thi
Để giám sát việc tuân thủ Công ước Basel, Điều 13 yêu cầu các Quốc gia thành viên cung cấp cho Ban thư ký các thông tin khác nhau về hoạt động thực thi. Trong trường hợp có tranh chấp về thực thi Công ước, Điều 20 quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp, trong đó có thể bao gồm cả trọng tài theo Phụ lục VI.
Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?
Công ước Basel quy định các cam kết có tính bắt buộc với tất cả các Quốc gia thành viên. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý đến khả năng và nhu cầu của các nước thành viên đang phát triển. Điều này có nghĩa là Công ước hướng đến ngăn ngừa việc chuyển các chất thải nguy hại sang các nước thành viên đang phát triển và tạo cơ hội cho các nước này tiếp cận với các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật.
Các cam kết liên quan đến kiểm soát buôn bán
Chi tiết nội dung Công ước tải tại đây.
Tìm hiểu thêm
Cổng thông tin của Công ước:
Ấn phẩm chính:
UNEP, 2002, A Simplified Guide to the Basel Convention (Hướng dẫn đơn giản về Công ước Basel)
http://archive.basel.int/pub/simp-guide.pdf