Khung lô gic hoạt động, kết quả mong đợi và ưu tiên chiến lược của Kế hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn tới

Lĩnh vực biến đổi khí hậu 30/09/2020

09 mục tiêu cụ thể được xác định tại Khung Kế hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn tới.

Mục tiêu 1 -Tăng cường khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái

Khảnăng chống chịu và năng lực thích ứng đối với biến đối khí hậu phục thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bắt nguồn từbản chất cũng như sự phát triển của hệ thống môi trường, kinh tế và xã hội. Vì vậy để thực hiện được mục tiêu này, nhiệm vụ chiến lược được xác định là phải đảm bảo được an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, nâng cao an sinh xã hội.

Theo đó, các kết quả mong đợi tương ứng với các ưu tiên chiến lược được xác định như sau:•Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhân rộng mô hình sinh kếnông nghiệp, bảovệvà phát triển rừng trong bối cảnh BĐKH;•Tăng cường dịch vụhệsinh thái, quản lý tài nguyên và môi trường;•Giảm tác động do BĐKH và thiên tai đến cộng đồng;•Bảo đảm sinh kếcho cộng đồng trong bối cảnh BĐKH;•Bảo tồn các khu di tích, nâng cao năng lực chống chịu của ngành du lịch;•Nâng cao khảnăng chống chịu của các công trình giao thông; khu đô thị, công trình xây dựng; các cơ sởcông nghiệp, thương mại.

Mục tiêu 2 -Chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu

Việt Nam được xác định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai và BĐKH. Vì vậy, chủ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu luôn được quan tâm trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ ưu tiên được xác định là đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai nhằm giảm thiệt hại vềngười và tài sản do thiên tai và BĐKH. Các kết quả mong đợi như sau: •Nâng cao mức độsẵn sàng ứng phó với các hiểm họa do biến đổi khí hậu;•Cải thiện hệthống quản lý rủi ro thiên tai;•Giảm thiểu thiệt hại vềngười và tài sản do thiên tai.

Mục tiêu 3 -Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam và có tiềm năng phát triền lớn đối với các ngành công nghiệp thực phẩm, du lịch và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong những khu vực dễ chịu tổn thương nhất bởi BĐKH. Sự phát triển của kinh tế-xã hội có thể nâng cao khảnăng ứng phó với BĐKH và ngược lại thích ứng với BĐKH cũng góp phần không nhỏ cho sự phát triển của khu vực này. Do vậy, ưu tiên chiến lược trong thích ứng với BĐKH ở Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn tới là phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với BĐKH thông qua tiếp tục triển khai Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP.

Đểđạt được mục tiêu trên cần phải triển khai các nhóm hoạt động thích ứng với BĐKH bao gồm: (1) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách có tính liên ngành, liên vùng; (2) xây dựng Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long; (3) xây dựng cơ cấu kinh tế bền vững; (4) chống sạt lở, sụt lún nghiêm trọng tại một số khu vực bờ biển, bờsông; triển khai các dự án đầu tư.

Mục tiêu 4 -Triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia, phát triển nền kinh tế theo hướng các bon thấp

Nhiệm vụchiến lược được xác định đối với mục tiêu này là thực hiện cam kết của Việt Nam về mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK trong NDC; đảm bảo an ninh năng lượng; thúc đẩy việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

Theo Thông báo quốc gia lần thứba của Việt Nam cho UNFCCC (MONRE, 2019), kết quả kiểm kê KNK năm 2014 cho thấy các lĩnh vực có lượng phát thải KNK lớn nhất theo thứ tự giảm dần là năng lượng: 172 triệu tấn CO2tđ; nông nghiệp: 90 triệu tấn CO2tđ; các quá trình công nghiệp: 39 triệu tấn CO2tđ và chất thải: 22 triệu tấn CO2tđ. Tiềm năng hấp thụ khí nhà kính của lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp là 38 triệu tấn CO2tđ. Do vậy, với mục tiêu giảm nhẹ KNK ở mức 9% với nguồn lực trong nước và định hướng tăng mức giảm KNK lên 27% khic ó hỗ trợ quốc tế, NDC 2020 đã đưa ra các giải pháp đối với 05 lĩnh vực bao gồm Năng lượng; Nông nghiệp; Sửdụng đất, thay đổi sửdụng đất và lâm nghiệp; Chất thải; và Các quá trình công nghiệp.

Theo đó, các kết quảmong đợi tương ứng với 05 lĩnh vực được xác định như sau:•Tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo và các vật liệu các-bon thấp;•Triển khai các mô hình kỹ thuật canh tác và chăn nuôi phát thải thấp, các mô hình nông -lâm -thuỷ sản kết hợp và tái chế chất thải nông nghiệp;•Bảo vệ rừng, trồng rừng, phục hồi và tái sinh rừng, khai thác rừng bền vững;•Triển khai các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn; áp dụng các công nghệ xử lý chất thải giảm phát thải KNK; tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Mục tiêu 5 -Thực hiện đầy đủ các cam kết của một Bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc và Thỏa thuận Paris vềbiến đổi khí hậu

Mục tiêu này được đưa ra với ưu tiên chiến lược nhằm nâng cao vịthếquốc gia trong các vấn đề về biến đối khí hậu và triển khai Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris về khí hậu.

Việt Nam là quốc gia thành viên của Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) (ký ngày 11 tháng 6 năm 1992, phê chuẩn ngày 16 tháng 11 năm 1994); tham gia vào Nghị định thư Kyoto (ký ngày 03 tháng 12 năm 1998, phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002); và Hiệp định Paris về BĐKH (ký ngày 22 tháng 4 năm 2016, phê duyệt ngày 4 tháng 11 năm 2016) nên cần phải thực hiện các nghĩa vụ về báo cáo và thực hiện kiểm kê KNK định kỳ theo quy định.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Thoả thuận Paris về BĐKH, các bên tham gia phải xây dựng và thực hiện các đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) đảm bảo tính minh bạch, chính xác, đầy đủ, so sánh được, nhất quán và không trùng lặp. Yêu cầu này đã dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng được khung tăng cường minh bạch cho các hoạt động ứng phó với BĐKH. Do đó, các kết quả mong đợi đối với mục tiêu này như sau:•Xây dựng các báo cáo (2 năm 1 lần) về kiểm kê khí nhà kính và các nỗ lực thực hiện giảm nhẹ;•Xây dựng các báo cáo của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và theo quy định của Thoả thuận Paris;•Xây dựng khung M&E cho các hoạt động thích ứng; MRV cho các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK; và M&E cho huy động tài chính quốc tế.

Mục tiêu 6 -Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào hệ thống chiến lược, quy hoạch

Với ưu tiên chiến lược là hoàn thiện hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về BĐKH, các kết quả mong đợi đối với mục tiêu này, bao gồm:•Xây dựng, hoàn thiện khung của Luật Biến đổi khí hậu;•Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu; • Xây dựng cơ chếchính sách thúc đẩy sựtham gia của cộng đồng và doanh nghiệp vềứng phó với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu 7 -Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kiến thức, tăng cường năng lực về phòng tránh thiên tai, sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu

Mục tiêu 7 hướng tới ưu tiên chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, tăng cường nhận thức cộng đồng và đảm bảo bình đẳng giới. 

Các kết quảmong đợi đối với việc thực hiện mục tiêu này bao gồm:•Nâng cao và cập nhật kiến thức và kỹ năng về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹphát thải khí nhà kính và phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào các chương trình giáo dục phổ thông;•Tổchức các chương trình truyền thông và các lớp tập huấn cho chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng nhằm phổ biến, cập nhật, nâng cao các kiến thức, thông tin về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai;• Nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ trong xây dựng và thực hiện các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai;•Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

Mục tiêu 8 -Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ và tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu

Mục tiêu 8 hướng tới thực hiện 3 ưu tiên chiến lược vềnguồn nhân lực, nguồn lực khoa học và công nghệvà nguồn tài chính cho biến đổi khí hậu. 

Các kết quả mong đợi để đạt được mục tiêu này bao gồm:•Nâng cao chất lượng các chương trình giảng dạy đảm bảo phù hợp với các quy định trong nước và các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam tham gia;•Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu;•Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu, tài nguyên, môi trường, bao gồm cả các thông tin về tổn thất và thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu;•Xây dựng, phê duyệt và thực hiện hiệu quả Chương trình KHCN cấp nhà nước phục vụcác mục tiêu vềbiến đổi khí hậu;•Nghiên cứu và phát triển chuyển giao khoa học và công nghệ, tập trung vào công nghệ mới, hiện đại, sử dụng nhiên liệu, vật liệu mới ít phát thải, thân thiện với môi trường và hệ thống khí hậu trái đất;•Xây dựng quy trình phân bổ chi ngân sách và lập kế hoạch đầu tư công nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho thực hiện các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu;•Đẩy nhanh tiến độ áp dụng khung chính sách về khuyến khích và ưu đãi đầu tư, và các công cụ tài chính nhằm huy động hiệu quả nguồn lực tài chính cho ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam;•Tăng cường triển khai các hoạt động vận động quốc tế, kêu gọi đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu 9 -Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế và đóng góp của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Mục tiêu 9 nhằm thực hiện ưu tiên chiến lược về tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý TNMT, ứng phó với BĐKH. Có 2 kết quả mong đợi cần đạt được của mục tiêu này, bao gồm:•Chủđộng hợp tác, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về chính sách, giáo dục và chuyển giao công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu;•Đẩy mạnh hợp tác trong giải quyết các vấn đề xuyên biên giới về tài nguyên nước, môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.