Dự án được xây dựng với mục tiêu đem lại lợi ích cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong khu vực. Để làm được điều đó, dự án đề xuất các giải pháp can thiệp cứng và mềm, đảm bảo tăng cường khả năng chống chịu cho địa phương thông qua nâng cao năng lực thích ứng dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương trong hiện tại và tương lai.
Giải pháp can thiệp mềm bao gồm các hoạt động nâng cao năng lực thể chế và năng lực cộng đồng. Các hoạt động này được thiết kế dành cho các cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương nhất với mục tiêu nâng cao khả năng thích ứng (cấp huyện, xã).
Giải pháp can thiệp cứng bao gồm đầu tư hạ tầng bảo vệ quy mô nhỏ và các giải pháp thân thiện với môi trường, với mục tiêu tăng cường khả năng chống chịu cho khu vực triển khai dự án.
Thông qua kết hợp các giải pháp can thiệp cứng và mềm, dự án kỳ vọng khả năng chống chịu của địa phương, cụ thể là các hộ gia đình, các khu định cư và cộng đồng người dân sẽ được cải thiện.
Nhu cầu của phụ nữ, người già, người khuyết tật, đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Khmer) và giới trẻ sẽ được cân nhắc ở tất cả các giai đoạn của dự án, thông qua lồng ghép đại diện của các nhóm đối tượng trên vào trong hoạt động tham vấn xây dựng dự án - phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng và lấy con người làm trung tâm - nhóm cộng đồng sẽ được thiết lập và triển khai xuyên suốt dự án, cụ thể là trong triển khai và giám sát dự án.
Phát triển lấy con người làm trung tâm: khi con người đóng vai trò trung tâm trong quy hoạch phát triển, nguồn lực có thể được tối ưu hóa và đem lại lợi ích cho nhiều bên hơn, nguồn: http://sopheapfocus.com/wp-content/uploads/2010/06/Picture-31.png. Phát triển lấy con người làm trung tâm có thể được kiểm chứng thông qua mong muốn cải thiện đời sống của con người. Từ sống trong hang động, con người xây dựng nơi trú ẩn và sau cùng là xây nhà để sống. Cùng với đó, con người cũng thiết lập một số quy tắc, tiêu chuẩn và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau. Đó được gọi là phát triển lấy con người làm trung tâm