Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển1973/78

Bảo vệ môi trường biển 22/06/2019

Công ước MARPOL 73/78 thiết lập một cơ chế quốc tế nhằm ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu do hoạt động xả thải trong quá trình vận hành thông thường và các sự cố ô nhiễm bất ngờ, với 155 nước thành viên tham gia. Công ước này có hiệu lực thi hành ngày 02/10/1983. Việt Nam chính thức gia nhập là thành viên của Công ước MARPOL 73/78 vào ngày 29/05/1991. Cơ quan đầu mối thực thi Công ước này là Bộ Giao thông Vận tải.

Công ước MARPOL 73/78 thiết lập một cơ chế quốc tế nhằm ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu do hoạt động xả thải trong quá trình vận hành thông thường và các sự cố ô nhiễm bất ngờ.

 Công ước có sáu Phụ lục điều chỉnh việc xả thải của tàu thuyền. Hiện nay Công ước có 155 Quốc gia thành viên chiếm 98.7% tổng trọng tải vận chuyển hàng hóa thế giới. Công ước được cập nhật thường xuyên để cụ thể hóa các điều kiện nhằm tăng cường sự kiểm soát đối với ô nhiễm biển từ tàu biển. Trước thực trạng các thành viên trì hoãn chấp nhận các sửa đổi, bổ sung, một thủ tục mới đã được đưa cho phép sự ‘ngầm chấp nhận’của các thành viên đối với các văn kiện sửa đổi của MARPOL.

Công ước quy định những vấn đề gì?                                                                                     

Mục tiêu

Theo Lời nói đầu, Công ước hướng đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn việc gây ô nhiễm môi trường biển cố ý do dầu và các chất độc hại khác và giảm thiểu tối đa việc xả thải vô ý các chất trên.

0068 rize01.jpg

Nội dung

Nội dung của Công ước bao gồm các điều khoản cung cấp bối cảnh để hiểu Công ước, các điểu khoản ghi nhận cam kết của các thành viên và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ.

0068.jpg
 

Các nguyên tắc

Công ước được phát triển trước khi Hội nghị Rio công nhận các nguyên tắc khác nhau của luật môi trường quốc tế năm 1992. Tuy nhiên, tên gọi của Công ước cho thấy Công ước chủ yếu dựa trên nguyên tắc ngăn ngừa. Công ước cũng khuyến khích hợp tác giữa các Quốc gia thành viên.

Thể chế

Công ước MARPOL 73/78 không có quy định nào về thể chế, mà dựa vào các thiết chế đã được Công ước về Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) năm 1958 thiết lập. Đại hội đồng và Hội đồng là hai cơ quan chính, họp hàng năm. Ban thư ký là cơ quan thường trực có nhiệm vụ chuẩn bị cho các phiên họp của Đại hội đồng và Hội đồng. Các Ủy ban- trong đó có Ủy ban Bảo vệ môi trường biển (MEPC) - xem xét các vấn để trong phạm vi trách nhiệm của mình và đệ trình các kiến nghị về quy định, khuyến nghị và báo cáo công tác lên Hội đồng.

0069 resize 01(1).jpg

Tuân thủ

Để theo dõi quá trình thực thi của các quốc gia thành viên, Công ước MARPOL 73/78 yêu cầu các quốc gia cung cấp một số thông tin lên IMO. Một cơ chế giải quyết tranh chấp cũng được thành lập để giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích Công ước,...

0069 resize 02.jpg

Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì ?

Công ước và các Phụ lục đề ra rất nhiều nghĩa vụ khác nhau cho các Quốc gia thành viên, không phân biệt nước phát triển hay đang phát triển. Các Quốc gia thành viên phải tuân thủ các cam kết trong chính Công ước và các Phụ lục của Công ước mà họ tham gia. Việt Nam đã tham gia cả sáu Phụ lục. Các cam kết có thể được chia thành nhóm các cam kết về ngăn ngừa ô nhiễm biển và nhóm các cam kết về cung cấp thông tin.                                                                                 

Các cam kết về ngăn ngừa ô nhiễm biển

Các cam kết ngăn ngừa ô nhiễm biển có thể tìm thấy trong nội dung chính của Công ước và trong các Phụ lục khác nhau. Về nguyên tắc, Quốc gia mà tàu mang cờ có trách nhiệm chính trong việc chứng nhận cho tàu thuyền của nước đó phù hợp với các tiêu chuẩn về ngăn ngừa ô nhiễm và trong việc điều tra ở các khu vực ngoài quyền tài phán của các Quốc gia khác. Thêm nữa, mỗi Quốc gia có cảng biển cũng có thể thực hiện việc kiểm tra riêng đối với tàu thuyền nước ngoài đang trong cảng của quốc gia đó.

0070 resize 01.jpg

Đồng thời, các Quốc gia thành viên cũng phải đưa ra các hướng dẫn thực thi 6 Phụ lục của Công ước. Các phụ lục này quy định về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ những nguồn khác nhau.

 

Phụ lục I

 

Ô nhiễm do dầu(có hiệu lực từ ngày 02/10/1983)

- Các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm do dầu từ hoạt động vận hành và từ việc xả thải vô ý

 

Phụ lục II

Ô nhiễm do các chất lỏng độc hại được vận chuyển với số lượng lớn(có hiệu lực từ ngày 02/10/1983)

- Quy định chi tiết các tiêu chí xả và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm cho khoảng 250 chất

 

Phụ lục III

Ô nhiễm do các chất độc hại được vận chuyển bằng đường biển ở dạng đóng gói(có hiệu lực từ ngày 01/07/1992)

- Các yêu cầu về cung cấp các tiêu chuẩn cụ thể về đóng gói, đánh dấu, dán nhãn, chứng từ, tài liệu, bốc xếp, giới hạn số lượng, các ngoại lệ và yêu cầu thông báo

 

Phụ lục IV

Ô nhiễm do nước thải từ tàu(có hiệu lực từ ngày 27/09/2003)

- Nghiêm cấm việc xả nước thải vào biển, trừ khi tàu có thiết bị xử lý nước thải được chứng nhận hoặc nước thải đã khử khuẩn và khử trùng được xả thông qua một hệ thống được chứng nhận

 

Phụ lục V

Ô nhiễm do rác thải từ tàu(có hiệu lực từ ngày 31/12/1988)

- Quy định cụ thể khoảng cách từ đất liền và cách thức các loại rác thải khác nhau được thải ra ngoài, và nghiêm cấm việc thải xuống biển tất cả các dạng nhựa

 

Phụ lục VI

Ô nhiễm không khí từ tàu(có hiệu lực từ ngày 19/5/2005)

-  Quy định các giới hạn xả thải các chất NO2 và SO2 từ các ống xả của tàu và cấm cố ý thải các chất gây suy giảm tầng ô-zôn.

 

Các cam kết về cung cấp thông tin

 

0071- resize 01.jpg

 

Chi tiết nội dung Công ước tải tại đây.

Tìm hiểu thêm:

Cổng thông tin của Công ước:

- www.imo.org

Ân phẩm chính:

- TOCPRO, 2015, International Convention for the Prevention of Pollution from Ships, Practical Guide (Hướng dẫn thực hành Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiểm từ tàu biển)

https://maddenmaritime.files.wordpress.com/2015/08/marpol-practical-guide.pdf