BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Bảo vệ môi trường biển 05/07/2019

Có rất nhiều văn kiện quốc tế điều chỉnh các khía cạnh khác nhau liên quan đến bảo vệ môi trường biển và quản lý biển. Trong số đó văn kiện quan trọng nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982- văn kiện này đã phải mất gần 12 năm mới có hiệu lực và được xem là ‘hiến chương về đại dương’. Do Công ước không cho phép bảo lưu nên tất cả các Quốc gia thành viên bắt buộc phải chấp nhận toàn bộ Công ước. UNCLOS xác lập một khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên đại dương điều chỉnh tất cả các khía cạnh của không gian biển, như vấn đề phân định biển, kiểm soát môi trường, nghiên cứu khoa học biển, các hoạt động thương mại và kinh tế, chuyển giao công nghệ và giải quyết tranh chấp liên quan tới biển. Công ước còn được bổ sung thêm nhiều quy phạm tập quán quốc tế. 

 

Bên cạnh UNCLOS, có rất nhiều các văn kiện khác điều chỉnh vấn đề ô nhiễm biển. Trong khi UNCLOS được điều hành bởi Tiểu banLuật biển và các vấn đề đại dương (Division of Ocean Affairs and Law of the Sea) của Liên Hợp Quốc đặt tại New York, các văn kiện khác được quản lý bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đặt tại Luân Đôn. Có khoảng 50 Công ước IMO được chia thành các công ước về an toàn hàng hải, công ước về ô nhiễm biển và các công ước về trách nhiệm và bồi thường.

0063.jpg

 

0063-resize 02(1).jpg

Trong số các công ước điều chỉnh ô nhiễm biển, Công ước năm 1973 về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển, được sửa đổi theo Nghị định thư năm 1978 (MARPOL 73/78) có giá trị vượt trội. Công ước có sáu phụ lục; và Việt Nam là thành viên của tất cả các phụ lục này. Trong các loại ô nhiễm biển khác nhau, ô nhiễm từ nguồn trên đất liền chiếm khoảng 82% trong khi các hoạt động ngoài biển chỉ gây ra các ô nhiễm nhỏ.

02 Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển:

Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển

Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển 1973/78