Công ước năm 1997 về Luật sử dụng các nguồn nước quốc tế vào mục đích phi giao thông thuỷ

Quản lý các nguồn nước quốc tế 21/06/2019

Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy được Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 41 thông qua ngày 21/5/1997 bao gồm 7 phần và 37 điều. Công ước này áp dụng cho việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và quản lý có liên quan đến việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia. Công ước chính thức có hiệu lực vào ngày 17/8/2014. 

Các quy định quốc tế về nguồn nước đã sớm được xây dựng để điều chỉnh việc sử dụng chúng vào mục đích giao thông thuỷ và các mục đích sử dụng khác. Các cơ chế này về cơ bản coi nước là một nguồn lực kinh tế và chủ yếu điều chỉnh các khía cạnh về lượng của nguồn nước. Bộ Quy tắc Helsinki về sử dụng nước trên các sông quốc tế năm 1966 tuy không có giá trị ràng buộc pháp lý song đã dẫn tới sự ra đời của Công ước LHQ về nguồn nước quốc tế (UNWC) gây tranh cãi. Công ước này phải mất 17 năm mới có hiệu lực, và đến nay cũng mới chỉ có 36 nước phê chuẩn (Việt Nam là nước thứ 35). UNWC là một công ước toàn cầu được Đại hội đồng LHQ thông qua vào năm 1997. Đây là công ước khung điều chỉnh nguồn nước quốc tế, thiết lập các tiêu chuẩn và quy tắc cơ bản về hợp tác giữa các quốc gia ven bờ về việc sử dụng, quản lý và bảo vệ các nguồn nước quốc tế. Cơ quan đầu mối thực hiện Công ước là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Công ước quy định những vấn đề gì?                                                                                                    

Công ước LHQ về nguồn nước quốc tế  quốc tế. Công ước quy định năm nguyên tắc cơ bản được coi là một phần của luật tập quán quốc tế.

Mục tiêu

Công nước nhằm quản lýmột cách toàn diện các nguồn nước quốc tế như sông Mê Công, bao gồm việc chia sẻ công bằng nguồn lợi cho các nước hạ nguồn.

Nội dung

Nội dung Công ước có thể chia thành các phần bao gồm các điều khoản về bối cảnh để hiểu Công ước, các điều khoản quy định cam kết của các thành viên, các điều khoản về thể chế, và các điều khoản về thủ tục đảm bảo tuân thủ.

Các Nguyên tắc

Các điều khoản của Công ước dựa trên hoặc dẫn chiếu tới các nguyên tắc khác nhau được nêu trong Tuyên bố Rio 1992 về Môi trường và Phát triển.

Thể chế

Công ước không thiết lập một khuôn khổ thể chế chính thức gồm có Hội nghị các Bên, Ban Thư ký và các Nhóm làm việc như thường thấy. Thay vào đó, Điều 24 cho phép thành lập cơ chế quản lý chung (Joint Management Mechanism) các nguồn nước quốc tế, để ngỏ về cơ cấu và số lượng nước thành viên tham gia hợp tác. Hiện tại, có 3 lựa chọn đang được xem xét để xây dựng khuôn khổ thể chế nhằm thực thi Công ước, một trong số đó là sử dụng các thể chế sẵn có của Công ước của Liên Hợp Quốc năm 1992 về bảo vệ và sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới và các hồ quốc tế (UNECE Water Convention). Năm 2015, Cuộc họp không chính thức các quốc gia thành viên Công ước lần đầu tiên đã được tổ chức bởi Phần Lan, Đức, Hà Lan, phối hợp với Chương trình Thuỷ lợi Quốc tế UNESCO (UNESCO International Hydrological Programme). Hội nghị được tổ chức dưới sự bảo trợ của UNESCO và tại trụ sở của tổ chức này.

Tuân thủ

Công ước LHQ về nguồn nước quốctế không có cam kết về báo cáo. Để khuyến khích việc tuân thủ, Công ước quy định quy trình giải quyết tranh chấp tại Điều 33, trong đó cho phép sử dụng một uỷ ban điều tra khách quan nếu quá trình thương lượng không giải quyết được tranh chấp giữa các thành viên. Phụ lục II quy định chi tiết thủ tục cho cơ chế Trọng tài. 

 Do đó, liên quan tớ bất kỳ tranh chấp nào về sông Mê Công, cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp định sông Mê Công năm 1995 sẽ được ưu tiên áp dụng.

 Việt Nam cần tuân thủ những nghĩa vụ gì?                                                                                     

Công ước LHQ về nguồn nước quốc tế đề ra các cam kết khác nhau. Trong khi một số quy định hướng đến bảo vệ, bảo tồn và quản lý các nguồn nước quốc tế, một số quy định khác lại nhằm thúc đẩy quan hệ hữu hảo giữa các nước thành viên có chung nguồn nước quốc tế.

Thông báo các biện pháp dự kiến triển khai

Theo Điều 12 Công ước, trước khi triển khai hoặc cho phép triển khai một biện pháp có thể tác động nghiêm trọng tới quốc gia ven bờ khác, Quốc gia phải đưa ra thông báo về các biện pháp dự kiến triển khai.

Sử dụng công bằng và hợp lý

Khoản 1, Điều 5 Công ước yêu cầu các thành viên sử dụng các nguồn nước quốc tế một cách công bằng và hợp lý. Khoản 1 điều 6 liệt kê 7 yếu tố xác định thế nào là sử dụng công bằng và hợp lý.

Tìm hiểu thêm:

Cổng thông tin của Công ước:

- www.unwatercoursesconvention.org

Ấn phẩm chính:

- IUCN, 2016, A Window for Opportunity for the Mekong Basin (Cửa sổ mở ra cơ hội cho lưu vực sông Mê Công)

https://www.iucn.org/sites/dev/files/import/downloads/iucn_bridge_unwc_mra_comparison.pdf