Đề xuất 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW

Lĩnh vực viễn thám 07/09/2020

Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị đề xuất 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chung.

Một là, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chđộng phòng, chống thiên tai, ứng phó vi biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trưng. Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn thi hành pháp luật, tạo sự thống nhất trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tiếp tục đưa nội dung về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Trung ương và địa phương. Xây dựng và thực hiện tiêu chí, chuẩn mực về môi trường trong các cơ quan, đơn vị, tchức, doanh nghiệp, cộng đng dân cư; hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức môi trường trong xã hộiPhát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt; kịp thời khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích, sáng kiến trong phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện đánh giá kết quả bảo vệ môi trường hàng năm đối với các địa phương, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hai là, tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hoàn thiện cơ chế để thực hiện minh bạch hóa trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, đặc biệt đối với tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nướcXây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách chuyển đổi sang kinh tế số; phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh quản trị môi trường trong các doanh nghiệp.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo sự bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, giảm chi phí tuân thủ. Nâng cao trách nhiệm giải trình, tính công khai, minh bạch trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ba là, nâng cao năng lực hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, tăng cường giám sát thực thi pháp luật trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực, cung cấp, đầu tư phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên môi trường, đặc biệt cho các địa phươngLập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm, xác định rõ phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian, bảo đảm tính khả thi, tránh chồng chéo và tiết kiệm nguồn lực.

Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các lực lượng chức năng trong điều tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm về tài nguyên môi trường. Cung cấp, công khai, minh bạch thông tin, thực hiện hiệu quả công tác giám sát của cộng đồng và phản biện xã hội trong quản lý tài nguyên môi trường. Ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin, mạng xã hội, tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả của các đường dây nóng… nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong quản lý tài nguyên môi trường.

Bốn là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Triển khai thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng tài nguyên, khuyến khích ứng dụng các công nghệ tốt nhất hiện có (BAT). Thực hiện đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thám, đo đạc và bản đồ… và các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tiếp tục phát triển các chuyên ngành khoa học về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, vật liệu mới thân thiện với môi trường. Rà soát, đánh giá tổng thể các chương trình khoa học và công nghệ, lồng ghép các nội dung về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia phù hợp trong giai đoạn 2021-2025. Nâng cao năng lực, tăng cường quan trắc tài nguyên và môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu, tài nguyên và môi trường thống nhất, đồng bộ, liên tục được cập nhật; xây dựng và vận hành cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các Bộ, ngành, địa phương và các bên liên quan.

Năm là, đổi mới cơ chế tài chính, tăng chi ngân sách và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đổi mới cơ chế quản lý, tăng dần và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ứng dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; phân bổ sử dụng nguồn lực tài nguyên theo cơ chế thị trường. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện và triển khai thực ứng dụng các công cụ kinh tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ môi trường, thị trường cac-bon, các hình thức đối tác công tư (PPP), tín dụng xanh, trái phiếu xanh; tiếp tục triển khai thực hiện xã hội hóa để huy động đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách.

Sáu là, chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tiếp tục tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế, các hoạt động hợp tác, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trườngHướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện các quy định về tài nguyên môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia. Tiếp tục thực hiện việc hợp tác với các đối tác phát triển, các quỹ tài chính quốc tế để huy động nguồn lực, tiếp nhận công nghệ tiên tiến về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Bảy là, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách được nêu tại Dự thảo Nghị quyết như:

Phổ biến, quán triệt quan điểm, nhận thức về đặt yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; coi môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tập trung sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật về khí tượng thủy văn, tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, đa dạng sinh học…; rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành; nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng luật về biến đổi khí hậu.

Tổng kết, đánh giá và xây dựng các chiến lược quốc gia giai đoạn 2021-2030 về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên nước, khoáng sản, lâm nghiệp, tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, quản lý tổng hợp chất thải rắn…; xây dựng chiến lược sử dụng đất, chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường.

Xây dựng và thực hiện các quy hoạch liên quan đến phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và các hợp phần tài nguyên môi trường trong các quy hoạch cấp quốc gia, vùng và tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch 2017.

Xem xét, sửa đổi quy định theo hướng cho phép thanh tra, kiểm tra đột xuất trong lĩnh vực môi trường; cắt giảm các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra.

Rà soát, điều chỉnh các quy định xử lý vi phạm theo hướng nâng mức xử phạt, bảo đảm đủ sức răn đe đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện quy định về cơ chế bồi thường, ký qu, đặt cọc, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, bảo hiểm rủi ro thiên tai, quy định mức trách nhiệm tối thiểu đối với từng đối tượng.

Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.