Trọng tâm trong giai đoạn tới, lĩnh vực tài nguyên nước sẽ tập trung xây dựng, trình phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; Xây dựng chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng Đề án đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia; Xây dựng Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025, trình phê duyệt và triển khai thực hiện.
Giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trước mắt ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng nặng. Điều hoà, phân bổ nguồn nước cho các mục đích sử dụng nước bằng công cụ quan trắc, giám sát tự động trên cơ sở các quy hoạch và hạn ngạch cấp phép khai thác sử dụng nguồn nước.
Thực hiện các giải pháp tổng thể để tăng cường khả năng trữ nước của những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán. Tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế điều phối, giám sát liên ngành trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông với sự tham gia giám sát của cộng đồng. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước; tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng pháp luật về tài nguyên nước.
Nghiên cứu, thúc đẩy cơ chế chia sẻ, giải quyết tranh chấp, xung đột tài nguyên nước xuyên biên giới theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và thông lệ quốc tế; trước mắt là cơ chế chia sẻ thông tin trong vận hành điều tiết nguồn nước; chủ động tham mưu chủ trương, đối sách của Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác Mê Công, Mê Công - Lan Thương