Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp
Bên cạnh đó, Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 đã xác định quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là quy hoạch ngành quốc gia. Trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng quốc gia và quy hoạch cấp tỉnh thì nội dung quản lý, bảo vệ môi trường là một hợp phần quan trọng của các quy hoạch này. Theo yêu cầu của Luật Quy hoạch và Luật Bảo vệ môi trường, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia sẽ được xây dựng cho giai đoạn đầu tiên (từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050).
Toàn cảnh cuộc họp
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, công tác xây dựng, hoàn thiện nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia và Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công của việc lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia cũng như vấn đề tích hợp nội dung quản lý, bảo vệ môi trường, quan trắc môi trường, đa dạng sinh học trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch cấp tỉnh.
Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, đây là các Quy hoạch hết sức quan trọng, “xây dựng các Quy hoạch phải đảm bảo được sự gắn kết giữa định hướng phát triển kinh tế - xã hội với các yêu cầu về quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên, sinh thái, môi trường sống, đảm bảo được sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị lịch sử văn hóa và các giá trị bảo tồn văn hóa lịch sử và tránh được sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy hoạch phát triển”.
Để hoàn thiện dự thảo của các Quy hoạch, Thứ trưởng đề nghị Tổng cục Môi trường gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc Bộ, các chuyên gia, các nhà khoa học. Đồng thời hướng dẫn cho các địa phương trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể của địa phương cần có các quy hoạch chuyên ngành như: chất thải rắn, đa dạng sinh học, quan trắc môi trường, ... đảm bảo sự đồng bộ với các Quy hoạch của ngành tài nguyên và môi trường./.