Cùng với đó, công nghệ xử lý không chôn lấp; tái chế, tái sử dụng 40%, hướng tới hình thức đốt thành sinh khối, đốt thành điện năng. Để làm được điều này, trong dự thảo Luật cũng quy định rõ từ khâu thu gom là người dân tới xử lý cuối cùng phải đồng bộ. Đặc biệt, rác thải sinh hoạt không tính bình quân theo bao nhiêu tiền một hộ nữa mà tính theo khối, theo kg, có nghĩa là thải ra bao nhiêu thì phải trả bấy nhiều. Cách tính tiền là người dân cũng chịu một phần.
Đại biểu Y Biêr Niê (đoàn Đắc Lăk) phát biểu tại buổi thảo luận tổ
Đồng tình với nội dung trên, song đại biểu Y Biêr Niê (đoàn Đắc Lắk) vẫn băn khoăn, hiện nay trên địa bàn khu vực Tây Nguyên, rác thải đang hoàn toàn chôn lấp. “Cơ quan soạn thảo nên tính toán việc liệu có đảm bảo nguồn lực để các địa phương thực hiện quy trình như vậy hay không?”, đại biểu đặt câu hỏi.
Cùng quan điểm, đại biểu Đặng Quốc Khánh (đoàn Hà Giang) nêu vấn đề, rác thải sinh hoạt là vấn đề nhiều địa phương bức xúc hiện nay. Nhưng kinh phí nào để làm, kêu gọi xã hội hóa thì nhiều doanh nghiệp không thiết tha. "Bởi vậy, tôi cho rằng nhà nước phải hỗ trợ, hỗ trợ đầu tư, công nghệ, đến giải phóng mặt bằng...”, ông Khánh nói.