Các quy định về khảo nghiệm đánh giá ảnh hưởng của sinh vật BĐG với môi trường và ĐDSH được quy định tại Chương 4 Nghị định số 69/2010/NĐ-CP (từ Điều 14 đến Điều 21). Trong đó, một số nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận Cơ sở khảo nghiệm sinh vật BĐG; trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy phép khảo nghiệm, công nhận kết quả khảo nghiệm được Chính phủ giao cho Bộ NN&PTNT hướng dẫn chi tiết. Ngày 27 tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 69/2009/TT-BNNPTNT quy định khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với ĐDSH và môi trường của giống cây trồng BĐG.
Thực hiện các quy định nêu trên, từ năm 2010 đến nay, Bộ NN&PTNT đã cấp phép cho các Công ty được phép khảo nghiệm hạn chế và diện rộng đối với các giống ngô BĐG mang các gen kháng sâu hại bộ cánh vảy và chống chịu thuốc trừ cỏ nhằm đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với môi trường và ĐDSH tại Việt Nam (Thời gian để thực hiện khảo nghiệm hạn chế và diện rộng trong khoảng từ 2-3 năm). Như đã trình bày tại mục III.3 của Báo cáo, tính đến nay, các Công ty đã hoàn thành khảo nghiệm 07 sự kiện ngô BĐG, trong đó, Bộ NN&PTNT đã công nhận kết quả khảo nghiệm đối với 05 sự kiện ngô BĐG, bao gồm: MON89034, NK603, Bt11, GA21, TC1507, còn 02 sự kiện ngô BĐG vẫn chưa được công nhận kết quả là MIR162 (công nhận kết quả khảo nghiệm hạn chế và diện rộng) và MON810 (công nhận kết quả khảo nghiệm hạn chế và cấp phép cho khảo nghiệm diện rộng).
Ngày 13 tháng 8 năm 2018, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 09/2018/TT-BNNPTNT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành, liên tịch ban hành, trong đó có việc bãi bỏ Thông tư số 69/2009/TT-BNNPTNT. Như vậy, sau khi Thông tư số 69/2009/TT-BNNPTNT bị bãi bỏ, các quy định cụ thể hướng dẫn trình tự, thủ tục liên quan đến khảo nghiệm không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn cho doanh nghiệp vì đã hoàn thành thực hiện các nội dung về nhưng không được công nhận kết quả khảo nghiệm để tiến hành các bước tiếp theo thương mại hóa cây trồng BĐG.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, năm 2015, các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép phải được quy định ở Nghị định, do đó việc bổ sung các quy định chi tiết về khảo nghiệm đánh giá ảnh hưởng của thực vật BĐG với môi trường và ĐDSH là rất cần thiết. Nội dung các quy định bổ sung tập trung vào đối tượng là thực vật BĐG vì hiện nay việc thương mại hóa và phóng thích sinh vật BĐG ra môi trường trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng mới chỉ tập trung vào nhóm thực vật BĐG. Đối với vi sinh vật BĐG, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành từ lâu và nhiều ứng dụng của vi sinh vật BĐG đang được áp dụng, tuy nhiên, hầu hết các ứng dụng của vi sinh vật BĐG được triển khai trong lĩnh vực dược phẩm như các chế phẩm insulin, văc xin và sử dụng trong điều kiện cách ly. Đối với nhóm động vật BĐG, các nghiên cứu chủ yếu đang được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Do đó,