Việc xây dựng khung giá đất giai đoạn 2020 - 2024 là một vấn đề cấp bách, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội, thu hút đầu tư, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhất là các dự án đang triển khai việc thu hồi đất, nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất và có thể tác động đến thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 114 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải căn cứ vào khung giá đất do Chính phủ ban hành để xây dựng bảng giá đất, thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 năm 2020 để áp dụng tại địa phương. Hiện nay, ̣ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang chuẩn bi ̣hop Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để thông qua bảng giá đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xin ý kiến của Bộ Tài chính về nội ̣ dung dự thảo Nghi ̣đinh và xin ý kiến Bộ Tư pháp về trình tự, thủ tục ban ̣hành Nghị định và trình Chính phủ xem xét, quyết định ban hành Nghị ̣định quy định về tiếp tục thực hiện khung giá đất theo trình tự, thủ tục rút gọn và có hiệu lực từ ngày ký.
Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng giới thiệu các nội dung chính của dự thảo Nghị định như sau:
Sự cần thiết ban hành Nghị định
Điều 113 Luật Đất đai quy định Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 114 của Luật Đất đai thì khung giá đất do Chính phủ ban hành là căn cứ để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng và ban hành bảng giá đất định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ .
Theo quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ thì Khung giá đất quy định mức giá tối thiểu, tối đa đối với các loại đất sau đây:
Nhóm đất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối;
Nhóm đất phi nông nghiệp: Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất thương mại, dịch vụ, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ.
Khung giá đất được quy định theo 07 vùng kinh tế (vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long) và 06 loại đô thị (đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V).
Đối với khung giá đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp ở nông thôn của mỗi vùng kinh tế được xác định theo 03 loại xã đồng bằng, trung du, miền núi.
Đối với khung giá đất phi nông nghiệp tại đô thị được xác định theo vùng kinh tế và loại đô thị. Khung giá đất đươc xây dựng chi ti ̣ ết cho từng loai đ̣ ất theo từng vùng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất phù hợp hơn với giá đất phổ biến trên thị trường tại địa phương để tính thu các khoản nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, đáp ứng yêu cầu tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Viêc ban hành Nghị định quy định về tiếp tuc thực ̣ hiên khung giá đất là rất cần thiết.
Thực hiện Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về khung giá đất, đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành bảng giá đất áp dụng tại địa phương (hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019). Đến nay, thời hạn hiệu lực của khung giá đất, bảng giá đất đã gần hết. Do vậy, việc ban hành Nghị định quy định về tiếp tuc thưc hiện ̣ khung giá đất là cần thiết, phù hợp với quy định của Luật Đất đai và yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
Quan điểm và mục đích xây dựng Nghị định
Việc xây dựng Nghị định quy định về tiếp tuc thực hiện khung giá đất dựa trên các quan điểm sau đây:
Tiếp tục thể chế tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước; tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo đảm nguyên tắc định giá đất phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; căn cứ kết quả điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất trên thực tế và có kế thừa khung giá đất, bảng giá đất hiện hành.
Viêc điều chỉnh giá đất cần phải phù hơp với giá đất thi ̣trường nhưng phải có lô ̣ trình, có bước đi phù hơp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính ph
Nghị định được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành Bảng giá đất để áp dụng tại các địa phương; đồng thời khắc phục được những hạn chế, tồn tại của Khung giá đất hiện hành.
Nội dung cơ bản của Nghị định
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện khung giá đất, bảng giá đất hiện hành kết hợp kết quả tổng hợp, phân tích giá đất điều tra, Dự thảo Nghị định này tiếp tục thưc hi êṇ khung giá đất quy định tại Nghị định 104/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Khung giá đất chi tiết theo 07 vùng kinh tế, trong đó đối với đất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn tại mỗi vùng quy định theo 03 loại xã: đồng bằng, trung du, miền núi; đối với đất phi nông nghiệp ở đô thị tại mỗi vùng quy định theo 06 loại đô thị (đô thị đặc biệt, đô thị các loại I, II, III, IV và V).
Về loại đất, dự thảo Nghị định quy định khung giá của 11 loại đất (đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất ở tại nông thôn; đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ tại đô thị) phù hợp với quy định của Luật Đất đai.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương đươc quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.
Đối với đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị có khả năng sinh lợi cao, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất theo mức sau khi điều chỉnh như trên.
Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường thì căn cứ vào thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất cao hơn nhưng không quá 50% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất theo mức sau khi điều chỉnh như trên. Việc áp dụng khung giá đất như trên đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.
CTTĐT