Qua sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ưong 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận chỉ đạo, trong đó đã yêu câu “tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp để tạo điều kiện tích tụ, tập trung, sử dụng hiệu quả đất đai, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trong sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013, Bộ sẽ xem xét đối với một số nội dung để thuận lợi trong việc xây dựng chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất sản xuất nông nghiệp, cụ thể:
(1) Về điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp: Theo quy định tại Điều 190 Luật Đất đai chưa quy định chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp của các xã lân cận và chưa quy định các tổ chức thực hiện chuyển đổi để tập trung đất sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, khó thu hút các nhà đầu tư thực hiện chính sách khuyến khích tập trung đất sản xuất nông nghiệp tạo thành cánh đồng lớn, úng dụng công nghệ, cơ giới hóa để phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
(2) Về đối tượng nhận chuyển nhượng đất trồng lúa: Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai chưa quy định các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có tiềm lực về vốn, có công nghệ cao, giải pháp thị trường tốt nhận chuyển nhượng đất lúa để kinh doanh nông nghiệp thông qua hình thức gián tiếp.
(3) Về thuê quyền sử dụng đất để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh: Thực tế hiện nay, đất nông nghiệp cơ bản đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không muốn thuê trực tiếp của hộ gia đình, cá nhân mà muốn thuê đất thông qua cơ quan nhà nước thì Luật chưa có quy định về Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đứng ra ký Hợp đồng thuê quyền sư dụng đất nông nghiệp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và ký Hợp đồng cho nhà đầu tư thuê lại đất để sản xuất, kinh doanh nôngnghiệp quy mô lớn.