Mục đích chính của Hợp phần 1: Nâng cao năng lực thể chế và năng lực cộng đồng trong phát triển khu định cư con người - sinh thái, hỗ trợ nâng cao các hành động ứng phó biến đổi khí hậu cấp địa phương là góp phần hỗ trợ xây dựng quy hoạch và chiến lược toàn diện cho khu định cư con người - sinh thái để ứng phó với tác động BĐKH. Do đó, hợp phần này sẽ tập trung vào: Nâng cao nhận thức về tăng cường khả năng chống chịu khu định cư con người - sinh thái - kết quả của hoạt động nâng cao năng lực thể chế; Nâng cao kiến thức về thích ứng BĐKH thông qua xây dựng khung và định hướng các hoạt động nâng cao năng lực thể chế. Hợp phần 1 được kỳ vọng sẽ hỗ trợ nâng cao năng lực cho các quan chức chính phủ, giúp họ thiết lập chiến lược khu định con người-sinh thái và kế hoạch hành động ứng phó BĐKH.
Thúc đẩy phát triển khu định cư con người bền vững" là nội dung chương 7 của Chương trình nghị sự 21, bao gồm 1) cung cấp chỗ ở đầy đủ cho tất cả mọi người; 2) cải thiện quản lý khu định cư con người; 3) thúc đẩy quy hoạch và quản lý sử dụng đất bền vững; 4) thúc đẩy cung cấp hạ tầng môi trường tổng hợp: cấp-thoát nước, vệ sinh và quản lý chất thải rắn; 5) thúc đẩy mô hình giao thông và năng lượng bền vững ở các khu định cư con người; 6) thúc đẩy quy hoạch và quản lý khu định cư con người ở các khu vực hay xảy ra thiên tai; 7) thúc đẩy hoạt động công nghiệp xây dựng bền vững và 8) thúc đẩy phát triển nhân lực và nâng cao năng lực phục vụ cho phát triển khu định cư con người.
Mục tiêu tăng cường năng lực thể chế có thể đạt được thông qua các hội thảo, hướng dẫn, công cụ quy hoạch và tài liệu đào tạo về đánh giá tính dễ bị tổn thương và rủi ro, cùng với đó là các phương pháp tiếp cận, chiến lược, kế hoạch hành động và các khóa đào tạo.
Hội thảo đào tạo sẽ được tổ chức ở cấp quốc gia và cấp tỉnh với mục đích tăng cường năng lực thể chế. Hội thảo đào tạo cũng tạo điều kiện tăng cường phối hợp các cấp các ngành (do BĐKH là vấn đề xuyên suốt) để ứng phó với tác động BĐKH. Hội thảo sẽ hỗ trợ quốc gia, các tỉnh, huyện, xã thiết lập chiến lược khu định cư con người - hệ sinh thái và xây dựng kế hoạch hành động thích ứng BĐKH.
* Dự án Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (Tên tiếng Anh: Enhancing the resilience inclusive and sustainable eco-human settlement development through small scale infrastructure interventions in the coastal regions of the Mekong Delta in Viet Nam).
Nhà tài trợ: Quỹ Thích ứng (Adaptation Fund).
Chương trình định cư con người Liên hợp quốc (UN-Habitat) là cơ quan đại diện tài trợ và giám sát, quản lý và thực hiện dự án tại Việt Nam.
Mục tiêu chính của dự án là tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thông qua hỗ trợ lồng ghép xây dựng khung chính sách mang tính gắn kết chặt chẽ giữa con người và môi trường sinh thái cho từng cấp quản lý của địa phương.
Mục tiêu của dự án phù hợp định hướng của Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy sự tham gia của các cấp các ngành gắn với mục tiêu tăng cường thể chế, phát triển cộng đồng, hệ sinh thái đồng thời bảo vệ, duy trì cơ sở hạ tầng KT-XH cũng như tài nguyên thiên nhiên.
Mục tiêu của dự án được xây dựng trên nền tảng các mục tiêu cụ thể như sau: Nâng cao năng lực thể chế cho các cấp quản lý ở trung ương và địa phương, trong hoạt động xây dựng quy hoạch và chiến lược thích ứng toàn diện cho cư dân ven biển; Xây dựng quy hoạch và Kế hoạch hành động cụ thể cho tất cả các cấp quản lý tại một số khu vực của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và hai tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu nói riêng dựa vào nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương; Thí điểm mô hình quản lý hạ tầng bền vững, tăng cường khả năng và thúc đẩy cân bằng giới trong việc tự quản lý, vận hành các công trình hạ tầng theo mô hình bền vững cho cư dân địa phương; Nhân rộng cách tiếp cận và bài học kinh nghiệm về xây dựng quy hoạch cá cấp về bảo vệ môi trường và chống chịu BĐKH dựa vào nhu cầu và khả năng thực tế trên toàn quốc. Đề xuất lồng ghép các quy định thúc đẩy phát triển cộng đồng, cải thiện chất lượng sống theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu vào hệ thống chính sách pháp luật quốc gia.