Rà soát, điều chỉnh hoặc ban hành mới các quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) về môi trường đối với nước thải công nghiệp

Lĩnh vực môi trường 15/10/2020

Về rà soát, điều chỉnh hoặc ban hành mới các quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) về môi trường đối với nước thải công nghiệp nói chung và nước thải công nghiệp trong từng lĩnh vực sản xuất đặc thù đối với các CSONC gắn với biện pháp kỹ thuật kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải cho phù hợp với thực tiễn; tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng QCKT môi trường địa phươn

Về rà soát, điều chỉnh hoặc ban hành mới các quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) về môi trường đối với nước thải công nghiệp nói chung và nước thải công nghiệp trong từng lĩnh vực sản xuất đặc thù đối với các CSONC gắn với biện pháp kỹ thuật kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải cho phù hợp với thực tiễn; tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng QCKT môi trường địa phương. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường phục vụ lựa chọn loại hình, công nghệ sản xuất, bảo đảm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong việc quyết định chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư. Rà soát, đánh giá, điều chỉnh công cụ kinh tế về môi trường đang áp dụng cho phù hợp với nguyên tắc thị trường

Triển khai kế hoạch rà soát, điều chỉnh, ban hành mới các QCKT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường giai đoạn 2020-2022 tại Quyết định số 2644/QĐ-BTNMT ngày 25/11/2020 và Đề án hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường theo định hướng hội nhập quốc tế, giai đoạn 2020-2022 tại Quyết định số 2587/QĐ-BTNMT ngày 16/11/2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, xây dựng, sửa đổi và trình ban hành 14 QCVN về môi trường (sửa đổi, thay thế cho 37 QCVN hiện hành) đảm bảo tính đồng bộ, tiên tiến, phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường, phù hợp với các công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế; đến năm 2021, xây dựng, sửa đổi và trình ban hành 11 QCVN về môi trường (sửa đổi, thay thế cho 11 QCVN hiện hành); đến năm 2022, nghiên cứu, xây dựng mới 06 QCVN được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu, đề nghị bổ sung tại Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi và đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV về nội dung thực hiện sàng lọc dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí về môi trường; không khuyến khích các dự án chiếm dụng lớn diện tích rừng, có nguy cơ gây lũ, ngập lụt, suy thoái cạn kiệt dòng chảy; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.