Theo dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý , Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đề xuất hoặc ban hành theo thẩm quyền để bãi bỏ, đơn giản hóa TTHC, liên thông TTHC, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành sản phẩm hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, theo đó đã:
Cắt giảm, đơn giản hóa: 214/266 (chiếm 80,1%), bãi bỏ, thay thế hoặc tích hợp: 81/266 TTHC; đơn giản hóa: 133 TTHC; quy định mới: 49 TTHC, đã ban hành 19 văn bản để bãi bỏ, đơn giản hóa 214 TTHC nêu trên, gồm: 02 luật, 09 nghị định và 08 thông tư, thông tư liên tịch. Bộ đã rà soát thực hiện thí điểm liên thông 11 TTHC thuộc 03 lĩnh vực: môi trường, tài nguyên nước và biển, hải đảo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ và đã được cụ thể hóa việc lồng ghép, liên thông giải quyết TTHC giữa giao khu vực biển để nhận chìm và cấp phép nhận chìm tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển (dự thảo Nghị định đang trình Chính phủ) và cấp phép xả thải vào nguồn nước với phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020,…
Đơn giản hóa 102/163 điều kiện đầu tư kinh doanh (chiếm 62,6%) được cụ thể hóa tại Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2020 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định (11 nghị định) liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; cắt giảm 38/74 sản phẩm hàng hóa liên quan đến kiểm tra chuyên ngành (đạt 51,3%) được cụ thể hóa tại Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về TTHC liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt , trong năm 2020, Bộ đã tiếp tục đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bãi bỏ 13 sản phẩm hoàng hóa (đạt 36%) tại Quyết định số 28/2020/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, theo đó, đến nay, Bộ chỉ còn quản lý 23 sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
Trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP, Bộ đã chủ động rà soát, đơn giản hóa chế độ báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực môi trường, theo đó, tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/20219 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường chỉ quy định 01 loại báo cáo công tác bảo vệ môi trường thay vì quy định 27 loại báo cáo khác nhau liên quan đến lĩnh vực môi trường tại 11 văn bản quy phạm pháp luật. Mặt khác, tại Luật Bảo vệ môi năm 2020, TTHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tiếp tục được cải cách mạnh mẽ, theo đó, có 07 TTHC được bãi bỏ; 08 TTHC được tích hợp trong 01 TTHC cấp, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường; các TTHC sẽ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.
Trong quá trình rà soát, thống kê xác định TTHC liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn có một số ý kiến về cách hiểu khác nhau như thế nào là TTHC liên quan đến hoạt động kinh doanh, vì theo khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Tuy nhiên, có một số TTHC chưa xác định được tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh hay không hoặc tổ chức, cá nhân chỉ có nhu cầu thực hiện TTHC để nhằm xác định tính pháp lý về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với kết quả TTHC đó, ví dụ: đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chứng minh tổ chức, cá nhân không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường...
Việc cắt giảm một số thành phần hồ sơ liên quan đến việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia chuyên ngành (cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cổng dịch vụ công quốc gia,…) mà không yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện còn nhiều băn khoăn việc chia sẻ dữ liệu dùng chung để khai thác trong quá trình thẩm định TTHC.
Trong quá trình cập nhật, thống kê, tính toán chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trên Phần mềm còn gặp một số khó khăn như: mã số ngành nghề kinh doanh còn thiếu; chưa liên kết với cơ cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác (cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC) vẫn yêu cầu người cập nhật phải thao tác thông tin ngày tháng, cơ quan ban hành văn bản,…
Do vậy cần thiết sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, về công dân; về công bố, công khai kết quả giải quyết TTHC,… phải bảo đảm việc khai thác dùng chung trong quá trình giải quyết TTHC; trường hợp không bảo đảm sẽ ảnh hưởng tới tiến độ chung giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp.
Về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP năm 2021, Bộ TN&MT sẽ tổ chức triển khai việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt độngkinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020 sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Đồng thời tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trong quá trình xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường; tiếp tục rà soát, đề xuất các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác của Bộ.
* Kết quả rà soát các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc các lĩnh vực: đất đai, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, cụ thể như sau:
Số lượng thủ tục hành chính dự kiến cắt giảm: Số lượng TTHC được rà soát: 99 TTHC; Số lượng TTHC đề nghị cắt giảm, đơn giản hóa: 88/99 (đạt 90%), cụ thể từng lĩnh vực: Lĩnh vực đất đai: 15/17 TTHC, chiếm 88,2%; Lĩnh vực địa chất và khoáng sản: 28/29 TTHC, chiếm 96%; Lĩnh vực tài nguyên nước: 27/32 TTHC, chiếm 84,4%; Lĩnh vực khí tượng thủy văn: 08/08 TTHC, chiếm 100%; Lĩnh vực biển và hải đảo: 10/10, chiếm 100%; Lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý: 01/03 TTHC, chiếm 33%
Chi phí tuân thủ dự kiến tiết kiệm được khi thực thi phương án cắt giảm đơn giản hóa: 48.797.141.000 đồng, chiếm tỷ lệ 8,4% trên tổng chi phí tuân thủ quy định TTHC, cụ thể từng lĩnh vực:
Lĩnh vực đất đai: chi thí tuân thủ tiết kiệm: 18.269.120.000 đồng, chiếm (11%) trên tổng số chi phí tuân thủ TTHC.
Lĩnh vực địa chất và khoáng sản: chi thí tuân thủ tiết kiệm: 3.711.574.000 đồng, chiếm (1%) trên tổng số chi phí tuân thủ TTHC.
Lĩnh vực tài nguyên nước: chi thí tuân thủ tiết kiệm: 9.817.643.000 đồng chiếm (8,3%) trên tổng số chi phí tuân thủ TTHC.
Lĩnh vực khí tượng thủy văn: chi thí tuân thủ tiết kiệm: 145.136.000 đồng chiếm (19,6%) trên tổng số chi phí tuân thủ TTHC.
Lĩnh vực biển và hải đảo: chi thí tuân thủ tiết kiệm: 146.920.000 đồng chiếm (4%) trên tổng số chi phí tuân thủ TTHC.
Lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý: chi thí tuân thủ tiết kiệm: 146.200.000 đồng chiếm (23%) trên tổng số chi phí tuân thủ TTHC.
Tổng số văn bản có quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ
Trên cơ sở dự kiến cắt giảm TTHC nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị sửa đổi 13 văn bản quy phạm pháp luật, gồm: 07 nghị định, 05 thông tư.