Rà soát, đánh giá việc thi hành pháp luật về khoáng sản

Tin tức - Sự kiện 14/08/2020

Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát, đánh giá việc thi hành pháp luật về khoáng sản, đề xuất xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật. Đến nay, Bộ đã trình Chính phủ ban hành 09 Nghị định; 06 Quyết định và 02 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; 62 Thông tư, Thông tư liên tịch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (có hiệu lực từ ngày 15/9/2019; thay thế Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản), nội dung chính của Nghị định là giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến: (1) Điều chỉnh phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: tổ chức, cá nhân khi được cấp giấy phép khai thác phải nộp tiền lần đầu chỉ còn 30% số tiền trung bình nộp hàng năm, trước lúc nhận giấy phép, hàng năm, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ lần thứ hai trở đi sẽ được nộp thành 02 kỳ; (2) Quy định về điều chỉnh, hoàn trả, gia hạn thời gian nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với trường hợp trả lại toàn bộ mỏ hoặc trả lại một phần diện tích khu vực được phép khai thác, khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản tiếp nhận hồ sơ; (3) Quy định về gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản khi vướng mắc giải phóng mặt bằng thuê đất và các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Quản lý thuế.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản, đặc biệt là quản lý khai thác cát, sỏi trên sông, trong năm 2019, Bộ đã hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2020) nội dung chính của Nghị định thể hiện 05 chính sách, gồm: (1) quản lý cát, sỏi theo quy định Luật khoáng sản gắn với trách nhiệm bảo vệ lòng bờ, bãi sông theo quy định của Luật tài nguyên nước; (2) quản lý, cấp phép, sử dụng cát, sỏi lòng sông trên lưu vực sông phải gắn với trách nhiệm của địa phương theo địa giới hành chính; (3) quản lý cát, sỏi lòng sông chặt chẽ từ lập quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác đến hoạt động mua bán, vận chuyển, 

Đồng thời, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả về thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thay thế Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017, theo đó, nội dung Nghị định đã bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm, tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm từ 2 đến 3 lần nhằm tăng sức răn đe các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về khoáng sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức đánh giá 05 năm thực hiện Nghị định số 22/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Báo cáo số 03/BCBTNMT ngày 06/01/2020, đề xuất xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 22/2012/NĐ-CP phù hợp với Luật đấu giá tài sản năm 2016. Thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng tại Văn bản số 1203/VPCP-CN ngày 18/02/2020, Bộ đang triển khai xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, dự thảo Nghị định đã được lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Hiện nay, Bộ đang tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương, dự kiến trình Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 10/2020.tập kết; (4) cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi chủ yếu thông qua hình thức đấu giá; (5) khuyến khích sử dụng nguyên liệu thay thế cát, sỏi lòng sông từ đá và vật liệu giàu silic. Nghị định đi vào cuộc sống sẽ góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chấn chỉnh các hoạt động khai thác, vận chuyển cát, sỏi lòng sông.