Tính cấp thiết của việc xây dựng chương trình KH&CN trọng điểm cấp bộ giai đoạn 2021-2025

Tin tức - Sự kiện 01/09/2020

Trước áp lực ngày càng lớn của việc sử dụng đất đến đất đai, nguồn nước, môi trường sinh thái, đe doạ đến việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh sinh thái, gia tăng các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bên cạnh việc phải  thực hiện những nghiên cứu về áp dụng phương thức, công cụ mới trong quản lý đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên đất thì cần có những nghiên cứu mang tính liên ngành giữa đất đai với các tài nguyên khác (nước, khoáng sản, đa dạng sinh học,…), môi trường, biến đổi khí hậu,… nhằm đề xuất những giải pháp có tính khoa học, thiết thực, khả thi để giải quyết những vấn đề bất cập trên thực tiễn trong thời gian tới.

Trong giai đoạn tới, thách thức của những vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường (đất, không khí, nguồn nước), suy giảm đa dạng sinh học,... đang tạo áp lực ngày càng lớn tới lĩnh vực đất đai. Quản lý đất đai với sứ mệnh quản lý một nguồn tài nguyên quý giá nhưng có hạn và có những phạm vi ảnh hưởng, tác động sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội do đó để đạt được mục tiêu của ngành là phát triển công tác quản lý đất đai theo hướng hiện đại hóa, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững thì công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đất đai đã, đang và sẽ là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện, hiện đại hóa ngành trong giai đoạn tới để đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp và góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội cho đất nước.

Trước áp lực ngày càng lớn của việc sử dụng đất đến đất đai, nguồn nước, môi trường sinh thái, đe doạ đến việc bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh sinh thái, gia tăng các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bên cạnh việc phải  thực hiện những nghiên cứu về áp dụng phương thức, công cụ mới trong quản lý đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên đất thì cần có những nghiên cứu mang tính liên ngành giữa đất đai với các tài nguyên khác (nước, khoáng sản, đa dạng sinh học,…), môi trường, biến đổi khí hậu,… nhằm đề xuất những giải pháp có tính khoa học, thiết thực, khả thi để giải quyết những vấn đề bất cập trên thực tiễn trong thời gian tới.

Ngày 01 tháng 11 năm 2012, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để triển khai thực hiện Nghị quyết nêu trên, ngày 29 tháng 3 năm 2013 Chính phủ có Nghị quyết số 46/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Ngày  20 tháng  02 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Quyết định số 211/QĐ-BTNMT ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Theo đó đã xác định mục tiêu của Chương trình hành động của Bộ là:

(1) Tập trung đổi mới hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý, hoạt động khoa học và công nghệ ngành tài nguyên và môi trường; nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ;

(2) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển hệ thống thông tin, dịch vụ khoa học và công nghệ; chủ động, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Trong giai đoạn 2016-2020, 08 Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm cấp bộ đã đạt được nhiều kết quả, đã có những đóng góp to lớn trong việc chuẩn bị cơ sở khoa học để hoạch định các chính sách; xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề khoa học và công nghệ, giúp nâng cao trình độ công nghệ của hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường; phát hiện và xây dựng quy trình, quy định kỹ thuật điều tra các đối tượng tài nguyên mới; tích hợp và cung cấp các dữ liệu về tài nguyên và môi trường phục vụ cho các nhu cầu phát triển của đất nước.

(1) Cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề xuất và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật; phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường như: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đo đạc và bản đồ...

(2) Cung cấp các luận cứ khoa học, kết quả nghiên cứu dự báo phục vụ xây dựng các Chiến lược, Quy hoạch dài hạn phát triển các lĩnh vực của Bộ.

(3) Nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản về tài nguyên: kết quả nghiên cứu về việc áp dụng các công nghệ mới, hiện đại trong điều tra cơ bản, quan trắc, xử lý số liệu, lưu giữ và khai thác cơ sở dữ liệu; chế tạo một số thiết bị, máy móc phục vụ điều tra cơ bản, quan trắc... đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn, nâng cao trình độ công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên địa chất và khoáng sản, tài nguyên biển.

(4) Đã nghiên cứu để bước đầu xác định đối tượng, phương pháp, quy trình điều tra đối với một số tài nguyên cần điều tra mới ở Việt Nam

(5) Đã nghiên cứu để phục vụ xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật trong các lĩnh vực của Bộ, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của Bộ.

(6) Nghiên cứu, đánh giá giá trị tài nguyên nhằm đề xuất các chính sách sử dụng, quản lý tài nguyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo quan điểm phát triển bền vững. Góp phần đề xuất các chính sách, quy định về xã hội hóa trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

(7) Nâng cao chất lượng giám sát, dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn,  đặc biệt là các hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm (bão, lũ, mưa lớn, ngập lụt, lũ ống, lũ quét, trượt lở đất; hạn hán, rét đậm, rét hại, nắng nóng,…); rút ngắn thời gian tiến hành dự báo, cung cấp luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng dự báo, chất lượng phục vụ khí tượng thủy văn.

(8) Nâng cao năng lực quan trắc môi trường; dự báo, kiểm soát, phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; khắc phục suy thoái môi trường; phòng chống các sự cố, thảm họa môi trường; góp phần phục vụ sử dụng hợp lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

(9) Góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của Bộ

(10) Hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ về tài nguyên và môi trường nói riêng, trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói chung.