Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo

Tin tức - Sự kiện 19/08/2020

Chương trình "Khoa học và công nghệ về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020” đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Một là, Chương trình đã cũng cung cấp cơ sở khoa học quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển bền vững kinh tế- xã hội biển, vùng ven biển và hải đảo có tính đến BĐKH; Áp dụng công nghệ tiên tiến trong điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm môi trường, nhận chìm ở biển, quản lý chất thải và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Hai là, Chương trình đã cung cấp cơ sở khoa học phục vụ xây dụng Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; Nghiên cứu cơ sở khoa học lồng ghép các hoạt động điều tra phục vụ xây dựng chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng, triển khai quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; xác lập hành lang bảo vệ bờ biển; phân loại và quản lý tài nguyên hải đảo; đánh giá vật, chất được nhận chìm ở biển; Nghiên cứu cơ sở khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong điều tra, khai thác tài nguyên, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển, các sự cố môi trường và thiên tai biển phù hợp với điều kiện Việt Nam; Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dụng hệ thống quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; hệ thống thông tin tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; tổng hợp và biên tập một số tài liệu, bản đồ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ thông tin trong nước, hội nhập trong khu vực và thế giới.

Một số kết quả nổi bật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách mới phục vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo như đã xây dựng và ban hành:

Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29/09/2016 Quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; 

Dự thảo sửa đổi Thông tư quy định kỹ thuật về hành lang bảo vệ bờ biển; 

Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển; 

Dự thảo Quy định kỹ thuật ứng dụng phương pháp địa hóa khí trầm tích đáy biển trong điều tra cơ bản và đánh giá tai biến địa chất biển; 

Dự thảo Thông tư Hướng dẫn trình tự xác định khu vực vùng bờ cần lập và thực hiện chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ; 

Dự thảo Thông tư quy định quản lý tiếp nhận và xử lý chất thải phát sinh từ tàu biển, Thông tư quy quy định về bảo vệ môi trường tại cảng biển; 

Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chế độ ưu đãi nghề, chế độ phụ cấp đặc thù ngành tài nguyên và môi trường biển cho lực lượng viên chức và người lao động; 

Dự thảo thông tư Quy định kỹ thuật về nội dung, phương pháp, quy trình, tiêu chí đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên môi trường biển; 

Dự thảo Thông tư quy định kỹ thuật nội dung, phương pháp và quy trình điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển; 

Dự thảo hướng dẫn kỹ thuật nhận chìm ở biển; 

Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi khu vực biển; 

Báo cáo đề xuất các phương án đánh đổi, các nội dung yêu cầu của chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và các giải pháp phát triển bền vững vùng bờ Nam Định Thái Bình; 

Nghiên cứu, đánh giá việc thực thi các điều ước quốc tế về tài nguyên, môi trường biển có tính đến sự tương thích của pháp luật trong nước, đề xuất hoàn thiện pháp luật quốc gia phục vụ đề xuất danh mục các điều ước quốc tế về tài nguyên, môi trường biển mà Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu, gia nhập; 

Đề xuất danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để thực thi các điều ước quốc tế về tài nguyên, môi trường biển.