Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các địa phương, các Bộ, ngành

Tin tức - Sự kiện 09/09/2020

Ngành tài nguyên và môi trường là ngành quản lý “không gian phát triển” của đất nước, gồm trên không, trên mặt (mặt đất, mặt biển), dưới lòng đất, dưới mặt biển (trong lòng biển), dưới lòng đất, đáy biển. Mọi hoạt động điều tra cơ bản, quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của ngành đều dựa trên kết quả thu nhận, phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin. Thông tin của ngành bao trùm toàn bộ không gian bốn chiều (lãnh thổ; theo thời gian). Việc xây dựng được một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện về tài nguyên và môi trường và cơ chế để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác, tiếp cận, sử dụng và tham gia đóng góp một cách rộng rãi trên cơ sở công nghệ, khả năng kết nối, phân tích, xử lý, chia sẻ của CMCN 4.0 là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới.

Ngành tài nguyên và môi trường là ngành thực hiện quản lý nhà nước, hoạt động chuyên ngành gồm 9 lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo và viễn thám. Ngành có phạm vi ảnh hưởng và quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước. Nhìn từ góc độ công nghệ thông tin (CNTT), hoạt động chính của ngành là tạo lập ra thông tin, số liệu và đưa ra các quyết định, chính sách dựa trên việc xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu.

Ngành tài nguyên và môi trường là ngành quản lý “không gian phát triển” của đất nước, gồm trên không, trên mặt (mặt đất, mặt biển), dưới lòng đất, dưới mặt biển (trong lòng biển), dưới lòng đất, đáy biển. Mọi hoạt động điều tra cơ bản, quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của ngành đều dựa trên kết quả thu nhận, phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin. Thông tin của ngành bao trùm toàn bộ không gian bốn chiều (lãnh thổ; theo thời gian). Việc xây dựng được một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện về tài nguyên và môi trường và cơ chế để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác, tiếp cận, sử dụng và tham gia đóng góp một cách rộng rãi trên cơ sở công nghệ, khả năng kết nối, phân tích, xử lý, chia sẻ của CMCN 4.0 là nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới.

Cung cấp dữ liệu mở Chính phủ đang trở thành một xu hướng mới của các nước phát triển và đã trở thành một tiêu chí chính trong bộ chỉ tiêu đánh giá của Liên hiệp quốc và nhiều tổ chức quốc tế về xếp hạng phát triển Chính phủ điện tử. Đối với các cơ quan nhà nước, dữ liệu mở giúp Chính phủ cải thiện được tính minh bạch, công khai, tạo ra môi trường trong đó có sự tham gia của công dân với Chính phủ, giúp cải tiến quy trình quản lý, tổ chức dữ liệu trong cơ quan, giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động. Ở Việt Nam trong thời gian gần đây dữ liệu mở đang được Chính phủ quan tâm phát triển và đề án tiêu biểu là “Hệ tri thức Việt Số hoá” với sự đóng góp dữ liệu mở của tất cả các Bộ, ngành trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng góp một phần đáng kể.

Trong thời gian qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành, địa phương đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể, việc phát triển Chính phủ điện tử ở nước ta cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Trong quá trình xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử ở nước ta việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường đã và đang được triển khai mạnh mẽ như: Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu quan trắc về tài nguyên môi trường, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu nguồn thải, cơ sở dữ liệu về địa chất và khoáng sản, cơ sở dữ liệu khí tượng thuỷ văn, cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên biển và hải đảo, cơ sở dữ liệu biến đổi khí hậu, … Tuy nhiên do thiếu các quy định về pháp lý và các giải pháp kỹ thuật nên thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường hiện có là rất nhiều nhưng tổ chức quản lý phân tán, chưa đồng bộ, chưa thống nhất nên gặp rất nhiều trong việc kết nối, liên thông giữa các hệ thống với nhau, khả năng chia sẻ dữ liệu là rất thấp.

Với quan điểm bao trùm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là phải khai thác tối đa tài nguyên số về tài nguyên và môi trường, biến nguồn tài nguyên số về tài nguyên và môi trường thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Vì vậy Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thấy rất cần thiết phải xây dựng một Đề án trình Thủ tướng Chính phủ, để tham mưu cho Chính phủ những nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện trong thời gian tới nhằm xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường trên cơ sở tiếp tục kế thừa các cơ sở dữ liệu đã có, xây dựng bổ sung các thành phần dữ liệu mới, thiết lập được nền tảng kết nối liên thông dữ liệu với các hệ thống thông tin/cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương trên nền tảng kết nối liên thông của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của các bộ ngành, địa phương.