Một số bất cập và giải pháp kết nối, liên thông và chia sẻ CSDL tài nguyên và môi trường với các HTTT/CSDL của các bộ, ngành, địa phương

Tin tức - Sự kiện 29/08/2020

Một số bất cập chính phải kể đến như: Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường hiện có là rất nhiều, một số đã được tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu được tổ chức quản lý phân tán, không đồng bộ, không thống nhất chưa có khả năng kết nối, liên thông giữa các hệ thống với nhau, khả năng chia sẻ dữ liệu là rất thấp; Các dữ liệu tài nguyên và môi trường chưa có tính thống nhất, quản lý rời rạc, nên thông tin, số liệu chưa được tích hợp thống nhất, đồng bộ, gây khó khăn cho công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và khai thác, sử dụng; Công tác công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, số liệu còn chưa được thuận lợi, vẫn còn tình trạng cát cứ làm giảm giá trị và hiệu quả sử dụng của thông tin, số liệu điều tra cơ bản; Khả năng cung cấp, chia sẻ thông tin, kết quả phân tích, xử lý bảo đảm tính kịp thời, theo thời gian thực cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công dân còn rất hạn chế;

Thực hiện Quyết định số 179/2004/QĐ-TT ngày 06 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT TN&MT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Các chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước, của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức thu thập, quản lý và từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường ở địa phương ở cả Trung ương và địa phương. Một số cơ sở dữ liệu đã được xây dựng, kết nối và vận hành như cơ sở dữ liệu quốc về đất đai, cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên biển và hải đảo, cơ sở dữ liệu nguồn thải, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản, …

Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường hiện có là rất nhiều, một số đã được tổ chức dưới dạng cơ sở dữ liệu được tổ chức quản lý phân tán, không đồng bộ, không thống nhất chưa có khả năng kết nối, liên thông giữa các hệ thống với nhau, khả năng chia sẻ dữ liệu là rất thấp; Các dữ liệu tài nguyên và môi trường chưa có tính thống nhất, quản lý rời rạc, nên thông tin, số liệu chưa được tích hợp thống nhất, đồng bộ, gây khó khăn cho công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và khai thác, sử dụng; Công tác công bố, cung cấp, chia sẻ, khai thác sử dụng thông tin, số liệu còn chưa được thuận lợi, vẫn còn tình trạng cát cứ làm giảm giá trị và hiệu quả sử dụng của thông tin, số liệu điều tra cơ bản; Khả năng cung cấp, chia sẻ thông tin, kết quả phân tích, xử lý bảo đảm tính kịp thời, theo thời gian thực cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công dân còn rất hạn chế;

Đối với việc kết nối, liên thông và chia sẻ CSDL tài nguyên và môi trường với các HTTT/CSDL của các bộ, ngành, địa phương còn một số bất cập như sau:

Thứ nhất, việc khai thác các cơ sở dữ tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng được các yêu cầu của Bộ, ngành, địa phương. Hầu hết các cơ sở dữ liệu mới chỉ cung cấp theo từng lĩnh vực quản lý và việc chia sẻ cho các bộ, ban ngành và địa phương còn bị giới hạn trong cách thức chia sẻ (mới chia sẻ thông qua các file như doc, excel, pdf… mà chưa được chia sẻ qua các dạng khác).

Thứ hai, về mặt kỹ thuật, CSDL TNMT có số lượng cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng và mong muốn kết nối rất lớn, nếu không có những chính sách kịp thời sẽ dẫn đến việc tổ chức kết nối manh mún, đáp ứng ngắn hạn và dần dần sẽ làm tăng độ phức tạp theo thời gian, tốn nhiều tài nguyên để duy trì và quản lý cũng như khó khăn trong việc khai thác và tận dụng các tài nguyên thông tin để phát triển đất nước.

Thứ ba, CSDL TNMT mặc dù đã được định hướng trong việc kết nối chia sẻ dữ liệu với nhau tuy nhiên do các CSDL TNMT quốc gia, CSDL chuyên ngành về TNMT vẫn chưa được triển khai xây dựng đồng bộ cũng như các quy định về việc này còn thiếu nên vẫn còn hạn chế trong việc kết nối giữa các CSDL TNMT với nhau và với các HTTT/CSDL của các bộ, ngành, địa phương. Định hướng trong việc kết nối, chia sẻ CSDL TNMT để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, cộng đồng; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu là hết sức cần thiết.