Chiến lược quốc gia về BĐKH thể hiện chủ trương, chính sách, nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH

Tin tức - Sự kiện 11/08/2020

Nhận thức được tác động và những thách thức đối với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, Thủ tướng Chính phủđã phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH, thểhiện chủ trương, chính sách, nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH. Để thực hiện Chiến lược quốc gia, Thủ tướng Chính phủban hành Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH trong giai đoạn 2012 –2020. Kế hoạch này đã được triển khai thực hiện và đạt được những kết quảquan trọng.

Chiến lược quốc gia về BĐKH (sau đây gọi tắt là Chiến lược quốc gia) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011.

Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược quốc gia là: (i) Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đềcó ý nghĩa sống còn; (ii) Ứng phó với BĐKH phải gắn liền với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tếcác-bon thấp, tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia; (iii) Tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ phát thải KNK để ứng phó hiệu quả với BĐKH, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm; (iv) Ứng phó với BĐKH là trách nhiệm của toàn hệ thống; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành của Nhà nước, nâng cao tính năng động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự tham gia và giám sát của các đoàn thể chính trịxã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư; phát huy nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chếhợp tác quốc tế; (v) Các giải pháp ứng phó với BĐKH phải có tính hệ thống, đồng bộ, liên ngành, liên vùng, trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn và các quy định quốc tế; dựa trên cơ sở khoa học kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và kiến thức bản địa; tính đến hiệu quả kinh tế-xã hội và các yếu tố rủi ro, bất định của BĐKH; (vi) Chiến lược về BĐKH có tầm nhìn xuyên thế kỷ, là nền tảng cho các chiến lược khác.

Mục tiêu của Chiến lược quốc gia nhằm: (i) Phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của BĐKH và giảm nhẹphát thải KNK, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; (ii) Tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh BĐKH toàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tếbảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.

7Mục tiêu của Chiến lược quốc gia nhằm: (i) Phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của BĐKHvà giảm nhẹphát thải KNK, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững; (ii) Tăng cường năng lực thích ứng với BĐKH của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệvà nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh BĐKHtoàn cầu và tích cực cùng cộng đồng quốc tếbảo vệhệthống khí hậu trái đất.Các mục tiêu cụthểcủa Chiến lược quốc gia bao gồm: (i) Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH; (ii) Nền kinh tếcác-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải KNK và tăng khảnăng hấp thụKNKdần trởthành chỉtiêu bắt buộc trong phát triển kinh tế-xã hội; (iii) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với BĐKHcủa các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực;hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tếvà vị thếcủa Việt Nam; tận dụng các cơ hội từ BĐKH để phát triển kinh tế-xã hội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệthống khí hậu; (iv) Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tếcủa Việt Nam để ứng phó hiệu quả với BĐKH.

Chiến lược quốc gia xác định 10 nhiệm vụ chiến lược, bao gồm: (i) Chủđộng ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu; (ii) Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước; (iii) Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp các vùng dễbịtổn thương; (iv) Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ KNK và bảo tồn đa dạng sinh học; (v) Giảm nhẹ phát thải KNK góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; (vi) Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với BĐKH; (vii) Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH; (viii) Phát triển khoa học -công nghệ tiên tiến trong ứng phó với BĐKH; (ix) Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về BĐKH; (x) Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả.