Các chính sách và hành động thích ứng được ban hành, triển khai thực hiện tại các bộ, ngành cho thấy sự quyết tâm trong ứng phó với BĐKH

Tin tức - Sự kiện 11/08/2020

Thông qua kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012-2020 cùng với các chiến lược, chương trình và kế hoạch khác liên quan đến phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai và BĐKH, các bộ, ngành và địa phương đều đưa ra các giải pháp và các hoạt động cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại do BĐKH và tăng cường khảnăng chống chịu của con người và hệthống tự nhiên.

Các chính sách và các hành động thích ứng được ban hành và triển khai thực hiện tại các bộ, ngành cho thấy sự quyết tâm của các bộ, ngành trong ứng phó với BĐKH. Mục tiêu và các giải pháp vềthích ứng với BĐKH cũng được lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế-xã hội tại các ngành và địa phương nhằm hướng tới nâng cao độche phủrừng, quản lý rừng bền vững, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo, đặc biệt tại các vùng dễbịtổn thương, khu vực miền núi, hải đảo....

Với quan điểm ưu tiên các hoạt động cấp bách, chủy ếu là các nhiệm vụthích ứng với BĐKH, trong giai đoạn 2012-2015, đã có 25/65 (chiếm 38 %) nhiệm vụ cụ thể trong Kếhoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012-2020 được triển khai góp phần đạt được một số mục tiêu đề ra trong Kếhoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020 cũng như trong Chiến lược quốc gia. Có 40/65 (chiếm 62 %) đề án, dự án, nhiệm vụ chưa được phê duyệt nhưng đã và đang được thực hiện lồng ghép vào các chương trình, dự án, nhiệm vụ của các bộ,ngành.

Các địa phương đã thực hiện các giải pháp vàhành động cụ thểnhư: Đánh giá các tác động của BĐKH đối với các khu vực dễ bị tổn thương; từng bước nâng cao năng lực giám sát BĐKH; dự báo, cảnh báo thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; truyền thông nhận thức của cộng đồng về tác động của BĐKH; trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển tạo đê mềm chắn sóng, nước dâng, tăng cường khả năng hấp thụ CO2 và tạo sinh kếbền vững; xây dựng các công trình thuỷlợi như hồ, đập chứa nước ngọt, giữ nước phục vụsản xuất trong mùa khô và điều tiết lũ trong mùa mưa; nâng cấp, xây dựng các đoạn đê biển, đê sông, chống ngập và xâm nhập mặn; áp dụng các mô hình thích ứng với BĐKH trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷsản, công nghiệp và thương mại,... Triển khai các dựán cụ thể nhằm tăng khả năng chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, trước hết là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biển khác.

Trong thời gian qua, năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai đã được nâng lên một bước; cơ sở hạ tầng về phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH được quan tâm đầu tư; thiệt hại về người và tài sản do thiên tai đã giảm đáng kể. Đã có sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng người dân ở những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo hướng chuyển từ bị động sang chủ động phòng ngừa và thích ứng.

Ngoài tập trung nguồn lực thực hiện thích ứng với BĐKH, Việt Nam đã triển khai một số hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong các lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, LULUCF và chất thải. Thông qua thực hiện 10 nhiệm vụ cụ thể cùng các giải pháp trong Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012-2020, mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Các nội dung và giải pháp thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK đã được lồng ghép vào các chương trình phát triển của các Bộ, ngành và địa phương.

Trong lĩnh vực năng lượng, các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo thống kê đã đạt mức giảm phát thải khoảng 7,3 triệu tấn CO2tđ vào năm 2014 so với BAU trước đây. Năm 2014, tổn thất điện giảm 1,55% so với năm 2010, tương đương khoảng 2,2 tỷkWh, qua đó giảm phát thải khoảng 1,46 triệu tấn CO2tđ. Trong giai đoạn 2015 -2019, tổn thất điện giảm so với 2010 tương đương khoảng 29,7 tỷkWh, đóng góp giảm phát thải khoảng 26,5 triệu tấn CO2tđ. Vềphát triển năng lượng tái tạo tính đến hết năm 2019, tổng công suất thủy điện nhỏ đạt 3.674 MW; điện gió đạt 377 MW; điện sinh khối đạt 325 MW; điện mặt trời đạt 4.696 MW.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, ứng phó với BĐKH được lồng ghép trong quá trình cập nhật, điều chỉnh, xây dựng các chiến lược, quy hoạch ngành. Việc sử dụng năng lượng tái tạo trong các hạng mục chiếu sáng công cộng và báo hiệu giao thông được tăng cường.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều hoạt động giảm nhẹphát thải KNK đã được triển khai thực hiện. Chuyển đổi giống lúa dài ngày bằng giống ngắn ngày vừa giảm rủi ro do gặp bão vừa giảm thời gian phát thải KNK; tăng diện tích áp dụng rút nước giữa vụ và tưới khô -ướt xen kẽ; tăng diện tích áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp; chuyển đổi mô hình trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa -tôm và lúa -lúa sang mô hình cây trồng cạn ; giảm tỷ lệ đốt rơm rạtừ90% xuống còn dưới 30%; cải thiện khẩu phần ăn cho hàng chục nghìn con bò sữa; thu gom và xử lý hàng triệu tấn chất thải hữu cơ trong chăn nuôi để làm phân hữu cơ; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho hàng trăm hecta cà phê.

Trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF), Việt Nam đã chủ động thực hiện nhiều nỗ lực giảm phát thải, đặc biệt là trong khuôn khổ chương trình Giảm phát thải thông qua hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn và tăng cường trữlượng các bon rừng và quản lý bền vững tài nguyên rừng (REDD+). Một số chương trình REDD+ đã tính toán tiềm năng giảm phát thải và tăng cường trữ lượng các-bon rừng từcác hoạt động REDD+ cụthể. Chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ dự kiến sẽtạo ra khoảng 25 triệu tấn CO2tđtrong giai đoạn 2018-2025. Tăng tỷ lệ che phủ rừng, đến cuối năm 2019 tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 41,89%.

Trong lĩnh vực chất thải, nhiều nhà máy xửlý chất thải rắn được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành sử dụng công nghệ mới trong xử lý rác và kết hợp sản xuất phân compost, góp phần giảm thiểu chất thải phải chôn lấp và hạn chế các tác động đến môi trường.