10 dự án luật được Quốc hội thông qua trong thời gian thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012-2020

Tin tức - Sự kiện 11/09/2020

Trong thời gian thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020, 10 dự án luật về tài nguyên môi trường đã được Quốc hội thông qua, gồm: Luật trồng trọt 2018, Luật chăn nuôi 2018, Luật Thủy sản (sửa đổi) 2017, Luật Thủy lợi 2017, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Khí tượng thủy văn 2015, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo 2015, Luật Bảo vệmôi trường (sửa đổi) 2014, Luật Phòng, chống thiên tai 2013, Luật Đất đai (sửa đổi) 2013. Ngoài ra, trong thời gian thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết một số điều ước quốc tế về tài nguyên, môi trường và BĐKH, trong đó có Thỏa thuận Paris về BĐKH(2016). Đồng thời cũng trong giai đoạn này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược tăng trưởng xanh (2012) và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh (2014).

Kếhoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012-2020 được Thủ tướng Chính phủban hành tại Quyết định số1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012.

Các mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch bao gồm: (i) Tăng cường năng lực giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai; (ii) Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh về nước; (iii) Chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập cho các thành phố lớn; củng cố đê sông, đê biển và an toàn hồ chứa; (iv) Giảm nhẹ phát thải KNK, phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp; (v) Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về BĐKH; (vi) Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị-xã hội và các tổchức phi chính phủ trong ứng phó với BĐKH; xây dựng cộng đồng thích ứng hiệu quả với BĐKH; (vii) Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực; (viii) Phát triển khoa học và công nghệ làm cơ sởcho việc xây dựng chính sách, đánh giá tác động, xác định các giải pháp thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK; (ix) Hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế về BĐKH;(x) Huy động các nguồn lực và tài chính ứng phó với BĐKH.

Nhằm đạt được 10 mục tiêu nói trên, Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020 đã xác định 65 đề án, dự án, nhiệm vụ trong giai đoạn 2012-2020 và 10 chương trình, đề án ưu tiên trong giai đoạn 2012-2015. Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công thực hiện và ch ỉđạo thực hiện 9 đề án, dự án, nhiệm vụ, chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện 13 đề án, dự án, nhiệm vụ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện và chỉ đạo thực hiện 16 đề án, dự án, nhiệm vụ; Bộ Xây dựng thực hiện và chỉ đạo thực hiện 03 nhiệm vụ, chủ trì và phối hợp thực hiện 03 dự án, nhiệm vụ; Bộ Giao thông vận tải thực hiện và chỉ đạo thực hiện 02 đề án, dự án, nhiệm vụ; Bộ Kế hoạch và đầu tư thực hiện và chỉ đạo thực hiện 03 đề án, dự án, nhiệm vụ,chủ trì, phối hợp thực hiện 01 nhiệm vụ; Bộ Công thương thực hiện và chỉ đạo thực hiện 03 đề án, dự án, nhiệm vụ và chủtrì, phối hợp thực hiện 01 nhiệm vụ; BộTài chính thực hiện và chỉ đạo thực hiện 01 nhiệm vụ và chủtrì, phối hợp thực hiện 01 nhiệm vụ; các Bộ Giáo dục và Đào tạo, BộKhoa học và công nghệ, Bộ Ngoại giao mỗi bộ chủ trì và phối hợp thực hiện và chỉ đạo thực hiện 02 nhiệm vụ; Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, Y tế, Ủy ban tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và Bộ Thông tin truyền thông mỗi đơn vị chủ trì và phối hợp thực hiện 01 nhiệm vụ. Các địa phương phối hợp với các bộ,ngành để thực hiện các nhiệm vụ, dựán có liên quan.

Trong thời gian thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020, 10 dự án luật về tài nguyên môi trường đã được Quốc hội thông qua, gồm: Luật trồng trọt 2018, Luật chăn nuôi 2018, Luật Thủy sản (sửa đổi) 2017, Luật Thủy lợi 2017, Luật Lâm nghiệp 2017, Luật Khí tượng thủy văn 2015, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo 2015, Luật Bảo vệmôi trường (sửa đổi) 2014, Luật Phòng, chống thiên tai 2013, Luật Đất đai (sửa đổi) 2013. Ngoài ra, trong thời gian thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020, Việt Nam cũng đã tham gia ký kết một số điều ước quốc tế về tài nguyên, môi trường và BĐKH, trong đó có Thỏa thuận Paris về BĐKH(2016). Đồng thời cũng trong giai đoạn này, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược tăng trưởng xanh (2012) và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh (2014).

Ngay sau khi Quyết định 1474/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020 được ban hành các bộ, ngành đã sớm xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKHcủa bộ/ngành, điển hình như Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ VHTTDL, Bộ Công An. Các bộ, ngành và địa phương cũng đã xây dựng các văn bản phục vụ triển hai Kếhoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020 như BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Y tế, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đã có 63/63 tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH dựa trên hướng dẫn khung Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các bộ, ngành, địa phương theo công văn số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 01/10/2009 và công văn số 990/BTNMT-KTTVBĐKH ngày 24/3/2014 về việc hướng dẫn cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của BộTài nguyên và Môi trường. Đa số các tỉnh, thành phố đã có báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch giai đoạn 2010-2015. Đến tháng 9 năm 2018, có 48/63 tỉnh/thành phố trên cả nước đã xây dựng Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris và 26/63 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch hành động Tăng trưởng xanh nhằm thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh