Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh về nước

Tin tức - Sự kiện 08/08/2020

Đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu 2 - "Bảo đảm an ninh lương thực, an ninh về nước" đến 2020 của Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 -2020 cho thấy mục tiêu cơ bản đã đạt được.

Nhiệm vụ “Đềxuất các cơ chế, chính sách nhằm duy trì hợp lý và bền vững quỹđất cho nông nghiệp tại các vùng, các địa phương đểđảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện BĐKH”: Đã duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quảsửdụng đất trồng lúa, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống năng suất chất lượng cao, thích ứng với BĐKH. Nhiệm vụ này đã hoàn thành.

Nhiệm vụ “Nghiên cứu việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện BĐKH, nước biển dâng đểchủđộng phòng tránh dịch bệnh; phát triển và ứng dụng công nghệsinh học, áp dụngquy trình sản xuất tiên tiến đểhướng tới nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với BĐKH; tăng cường hệ thống bảo hiểm, chia sẻrủi ro trong nông nghiệp”: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện các nghiên cứu liên quan đến: (i) chọn tạo và phát triển giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản có tiềm năng, lợi thế của vùng từng vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu thịtrường và thích ứng với BĐKH (chống chịu sâu bệnh hại, các điều kiện bất thuận như hạn, mặn, úng); (ii) hoàn thiện quy trình canh tác, các công nghệphù hợp với từng vùng sinh thái. Các chính sách và kế hoạch thực hiện hệ thống bảo hiểm nông nghiệp đã và đang được xây dựng và ban hành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động mang tính định hướng trong kế hoạch ứng phó với BĐKH và các hoạt động mang tính thực tiễn đểđáp ứng mục tiêu của ngành như chuyển đổi cơ cấu cây trồng; nghiên cứu, phát triển, áp dụng công nghệ sinh học, quy trình sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp và mang lại một số thành tựu nhất định. Tình hình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh cây trồng và vật nuôi trong điều kiện BĐKH cũng được đẩy mạnh; các chính sách, bảo hiểm, chia sẻ rủi ro trong nông nghiệp được áp dụng. Đối với an ninh nguồn nước Bộ đã triển khai xây dựng các tiêu chuẩn quy định về khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp, đa mục tiêu tài nguyên nước. Bên cạnh đó đã tiến hành công tác cải tạo, nâng cấp, tu bổvà xây mới các công trình thủy lợi, hệ thống đê sông, đê biển, bảo đảm ứng phó hiệu quả với lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, xâm nhập mặn.

Nhiệm vụ “Xây dựng quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho các lưu vực sông lớn; nghiên cứu chương trình đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng vềquản lý tài nguyên nước và thích ứng vớiBĐKH”: Từnăm 2012 đến nay, nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước đã được triển khai thông qua các quy hoạch về tài nguyên nước và thuỷ lợi đã được trình và phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang trình phê duyệt và triển khai Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng bao gồm phân bổnguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống và khắc phục thiệt hại do nước gây ra; Quy hoạch tài nguyên nước cấp quốc gia đối với các lưu vực sông lớn ở 52/63 tỉnh/thành phố. Bộ NT&PTNT đã trình phê duyệt Quy hoạch thủy lợi các vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, khu vực miền Trung trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng giai đoạn 2012 -2020, định hướng đến năm 2050 và đang có kếhoạch rà soát cập nhật các quy hoạch này trong giai đoạn 2020 -2025. Nhiệm vụ này đã hoàn thành và cần được tiếp tục rà soát, cập nhật.