Chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập cho các thành phố lớn; củng cố đê sông, đê biển và an toàn hồ chứa

Tin tức - Sự kiện 10/09/2020

Đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu 2 "Chủ động ứng phó với thiên tai; chống ngập cho các thành phố lớn; củng cố đê sông, đê biển và an toàn hồ chứa" đến 2020 của Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 -2020 cho thấy mục tiêu đã đạt được một số thành tựu nhưng còn nhiều thách thức và cần tiếp tục thực hiện.

Nhiệm vụ “Triển khai thực hiện các giải pháp tổng thểtừđánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồphân vùng cảnh báo các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lởđất đá, ngập lụt, v.v...”: Đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai và xây dựng bản đồ phân vùng cảnh báo thiên tai đã được Bộ NT&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện đểhoàn thành yêu cầu của Mục tiêu 1 và 2 của Chương trình. Nhiệm vụ này đã hoàn thành.

Nhiệm vụ “Điều chỉnh các quy hoạch, kếhoạch, quy chuẩn, hướng dẫn kỹthuật xây dựng trong các vùng thường xuyên bịtác động của thiên tai phù hợp với điều kiện BĐKH, nước biển dâng”:

BộXây dựng đã và đang tiến hành rà soát, điều chỉnh, lồng ghép các vấn đề liên quan vào các tiêu chuẩn xây dựng, quy hoạch xây dựng và hạ tầng kỹ thuật, cũng như đã ban hành một sốquy chuẩn kỹ thuật xây dựng quốc gia như Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng có tính đến các tác động của BĐKH.

BộGTVT cũng như các địa phương đã lồng ghép ứng phó với BĐKH với các chiến lược, quy hoạch và các dựán liên quan đến lĩnh vực Giao thông vận tải. Trong thời gian 10 năm qua, hệthống hạ tầng giao thông đã có những chuyển biến một cách rõ rệt, các giải pháp mới thích ứng với BĐKH đã được nghiên cứu và từng bước được áp dụng cho các tuyến đường quan trọng.

BộNông nghiệp và Phát triển nông thôncũng đã hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh bổsungquy hoạch bố trí dân cư; trình Thủtướng Chính phủ Chương trình bố trí dân cư ởcác vùngchịu ảnh hưởng nhiều thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo, vùng di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch phòng chống thiên tai quốc gia đến năm 2020; đã ban hành các Thông tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện và quy trình bố trí ổn định dân cư nhằm thực hiện Chương trình bố trí dân cư; đã kết hợp với các bộ/ngành liên quan và UBND các tỉnh để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, đểphục vụcho công tác lên kếhoạch và phân vùng ứng phó với thiên tai và BĐKH.

Bộ Y tế đã đưa ra danh sách phân loại các địa phương dễbịtổn thương dưới tác động của BĐKH theo 10 cấp độ khác nhau và thực hiện một số giải pháp thích ứng phù hợp. Tuy nhiên, do công tác khảo sát, thiết kế, xác định địa bàn xây dựng một số dự án bốtrí dân cư vùng thiên tai chưa sát thực tế, hàng năm phải điều chỉnh bổsung, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dựán; một số điểm tái định cư có nguy cơ sạt, trượt lở đất... ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Nhiệm vụ này đã cơ bản hoàn thành, còn một số hạn chế và cần được tiếp tục rà soát, cập nhật.

Nhiệm vụ “Tăng cường quản lý, phát triển rừng bền vững; bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ”: Đến nay, đã có một loạt các chính sách, văn bản thực hiện và chương trình/đề án liên quan đến quản lý, phát triển rừng bền vững; bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ đã được phê duyệt và ban hành đã góp phần không nhỏ trong công tác bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng. Tuy nhiên, ởmột số địa phương do quản lý lỏng lẻo để xảy ra sai phạm trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, công tác trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn. Nhiệm vụ này đã cơ bản hoàn thành nhưng còn nhiều thách thức.

Nhiệm vụ "Đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình chống ngập úng cho các thành phốlớn, công trình phòng chống thiên tai (lũ, bão, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn) nhằm chủđộng ứng phó với tình hình thiên tai ngày càng gia tăng do BĐKH; nâng cao khảnăng ứng phó với các tình huống thiên tai khẩn cấp”:

Bộ Xây dựng đã xây dựng, lồng ghép và triển khai thí điểm một sốmô hình nhằm nâng cao điều kiện an toàn về nhà ở cho người dân,đặc biệt là cho các hộnghèo ở vùng thường xuyên bịthiên tai.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và trình phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo đó đến năm 2019 đã có 66 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại 26 tỉnh, thành phố ven biển; củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông Hồng -Thái Bình và khu vực Bắc Trung bộ, hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, từ Quảng Ngãi đến KiênGiang; triển khai các dự án xây dựng các công trình vùng cửa sông;một số địa phương Bắc, Trung, Nam đã được hỗ trợ thực hiện Chương trình Bảo đảm an toàn hồ chứa nước thông qua sửa chữa, nâng cấp các đập ưu tiên; triển khai công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển.

Mặt khác, hệ thống hạ tầng giao thông đã có những chuyển biến một cách rõ rệt, các giải pháp mới thích ứng với BĐKH đã được nghiên cứu và từng bước được áp dụng cho các tuyến đường quan trọng. Tuy nhiên, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng còn thấp, đặc biệt là đối với nhà cửa của người dân vùng ven biển; cơ sở hạ tầng thích ứng vẫn còn bất cập, như an toàn hồ đập, đê điều chưa bảo đảm; các công trình tránh trú bão chưa đủ; các công trình chống úng ngập còn chưa thực sự hiệu quả; tình trạng ngập úng do triều cường ở TP HồChí Minh, Cần Thơ chưa được cải thiện nhiều.

Nhiệm vụ này đã đạt được một số thành tựu nhưng còn nhiều thách thức và cần tiếp tục thực hiện.