Giảm nhẹ phát thải KNK, phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp

Tin tức - Sự kiện 12/08/2020

Đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK, phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp" đến 2020 của Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 -2020 cho thấy mục tiêu đã đạt được một phần và cần tiếp tục thực hiện.

Nhiệm vụ “Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNKđối với các hoạt động sản xuất, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, từng bước thực hiện chuyển giao công nghệ thân thiện với khí hậu trong khuôn khổ Công ước Khung Liên Hợp quốc về BĐKH. Triển khai các dự án giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp có sự hỗ trợ tài chính và công nghệ của quốc tế. Hình thành thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon toàn cầu”:

Việt Nam đã ký kết Thỏa thuận Paris về BĐKH và đã ban hành Đóng góp do quốc gia tựquyết định NDC năm 2015 và NDC cập nhật năm 2020. Việt Nam đã xây dựng 45 biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK cho các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, chất thải và LULUCF trên cơ cởcác tiêu chí: hiệu suất đầu tư tương đối cao; công nghệ mới, chưa được phổ biến tại Việt Nam; phù hợp với ưu tiên của các nước phát triển. Việt Nam đã chủ động cam kết với quốc tế về nâng mức đóng góp về giảm nhẹphát thải KNK trong NDC cập nhật: Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2025 sẽ giảm 7,3% tổng lượng phát thải KNK so với kịch bản phát triển phát triển thông thường (BAU) (tương đương 52,9 triệu tấn CO2tđ), đến năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí KNK so với BAU (tương đương 83,9 triệu tấn CO2tđ). Mức đóng góp giảm phát thải 9%nêu trên có thể được tăng lên đến 27%vào năm 2030 (tương đương 250,8 triệu tấn CO2tđ) khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế thị trường và phi thị trường theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris, phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việt Nam đã triển khai xây dựng chính sách, pháp luật về giảm nhẹ phát thải KNK; tuy nhiên, đến 2020 sẽ chưa có kết quả như mục tiêu đề ra do chưa có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp; mặt khác, cam kết của Việt Nam cũng sẽ chỉ được thực hiện từ sau 2020. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK trong các chương trình hành động ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh, đồng thời nghiên cứu xây dựng chính sách hình thành thị trường các-bon trong nước và áp dụng các công cụ định giá các-bon, thí điểm cho một số lĩnh vực phù hợp. Các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) đã được triển khai với sự hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế;nhiều hoạt động NAMA được các bộ, ngành, địa phương triển khai và đạt được một số kết quả ban đầu. Thị trường trao đổi tín chỉ các-bon tiếp tục được duy trì thông qua cơ chế phát triển sạch (CDM); đến 2017 đã tăng thêm 12 dự án và khoảng 9 triệu tấn CO2tđ chứng nhận giảm phát thải (CER) so với năm 201216. Cơ chế tín chỉchung trong khuôn khổ hợp tác các-bon thấp Việt Nam-Nhật Bản (JCM) được thiết lập và bước đầu được triển khai.

Một số công nghệ mới ít phát thải KNK trong sản xuất vật liệu xây dựng đã được nghiên cứu, tiến hành thử nghiệm và lộ trình giảm nhẹ phát thải khí KNK trong lĩnh vực xây dựng đang được triển khai. Trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đã xác định được các phương án giảm nhẹ phát thải KNK và định mức tiêu hao năng lượng đối với một số cơ sở sản xuất trọng điểm; tiến hành đẩy mạnh áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn và công nghiệp xanh. Các quy định, chiến lược và kế hoạch về tăng trưởng xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng năng lượng tái tạo đã được ban hành và đưa vào thực hiện. Tuy nhiên, các hoạt động tự nguyện giảm phát thải KNK của các doanh nghiệp còn hạn chế và cơ chế tạo tín chỉ mới chỉ được xây dựng thí điểm trong ngành thép. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Hướng dẫn biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đã được ban hành. Một số hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK được triển khai đối với lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là trong công tác quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, sửdụng khí sinh học làm nhiên liệu. Nhiệm vụ này đã đạt được một phần và còn nhiều thách thức.

Nhiệm vụ “Xây dựng, triển khai các chương trình về giảm KNK thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững và nâng cao khả năng hấp thụ các-bon của rừng”: Việt Nam đã tham gia Chương trình giảm KNK thông qua những nỗ lực hạn chếmất rừng và suy thoái rừng (REDD+) từ năm 2008, đến nay đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng diện tích cũng như chất lượng rừng, đã xây dựng được đường tham chiếu (reference line); QuỹREDD+ Việt Nam và Thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ (cho các dựán thí điểm); cơ sở dữ liệu về REDD+ Việt Nam, hệ thống giám sát rừng quốc gia, hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV) đang được xây dựng. Nhiệm vụ này đã hoàn thành và cần được tiếp tục thực hiện.

Nhiệm vụ “Phát triển đồng bộvà sửdụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng, nghiên cứu ứng dụng công nghệsản xuất năng lượng từcác nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới”: Các mô hình khu đô thị xanh, khu dân cư xanh tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên liệu, thân thiện với khí hậu đang được xây dựng và tiến hành thí điểm ởmột số địa phương và đã đạt được một số thành công. Bên cạnh đó, lộ trình loại bỏ dần các nhiên liệu và các phương tiện giao thông không thân thiện với môi trường đã được xây dựng và áp dụng; các nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường như nhiên liệu sinh học dầu diesel sinh học, nhiên liệu sạch như CNG, LPG và hệthống xe điện nội đô bước đầu đã được nghiên cứu và áp dụng18. Mặt khác, các chính sách và chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã góp phần tiết kiệm năng lượng quốc gia đáng kể. Theo ước tính,trong 5 năm từnăm 2011 -2015 đã tiết kiệm được khoảng 5,65%, cao hơn tỷ lệ 3,4%của giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, tỷ lệ phục vụ nhu cầu đi lại của giao thông công cộng chưa cao, phương tiện cá nhân vẫn tăng cao hàng năm, việc sử dụng các nhiên liệu thân thiện với môi trường mới dừng lại ở mức thí điểm và các thành phố lớn.

Việc phát triển năng lượng tái tạo cũng đã được đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất ởnhiều tỉnh/thành phố có tiềm năng cao. Đến hết năm 2019, tổng sốcông suất lắp đặt các dựán điện năng lượng tái tạo trên toàn quốc đạt hơn 6.000 MW (chiếm khoảng 9,75% tổng công suất lắp đặt), với 4.696 MW điện mặt trời (07 nhà máy đã đi vào hoạt động), 377 MW điện gió, 325 MW điện sinh khối, điện chất thải rắn khoảng 10 MW. Ngoài ra, đến cuối năm 2018, 285 nhà máy thuỷđiện nhỏ với tổng công suất khoảng 2.880 MW đã được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, nhìn chung công nghệsản xuất còn lạc hậu, mức tiêu hao tài nguyên cònlớn, hạn chếso với tiềm năng thực tế, việc nghiên cứu các vật liệu mới chưa có nhiều chuyển biến. Nhiệm vụ này đã đạt được ở mức có những bước tiến quan trọng nhưng còn nhiều thách thức và cần được triển khai mở rộng.

Nhiệm vụ “Triển khai các công nghệhiện đại xửlý chất thải, rác thải”: Việc áp dụng các mô hình quản lý chất thải rắn hiện nay đã góp phần tăng đáng kể lượng rác thải được thu gom (từ78%năm 2008 lên 85,5%năm 2017). Tuy nhiên, công nghệ chủ yếu được sử dụng ở các địa phương là chôn lấp (chiếm khoảng 60%), các công nghệhiện đại để xử lý chất thải rắn,đặc biệt là các công nghệ có khả năng giảm phát thải KNK cao như đốt chất thải rắn để phát điện, thu khí mê tan từng bãi chôn lấp, sản xuất phân bón hữu cơ và tái chế mới chỉ bước đầu được áp dụng ở một số thành phố lớn và chiếm tỷ lệ xử lý rác thải không cao. Để hoàn thành được nhiệm vụ này đòi hỏi cao cả về công nghệ và nguồn vốn thực hiện. Nhiệm vụ này đã đạt được một phần và cần được nghiên cứu nhân rộng.