Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về BĐKH

Tin tức - Sự kiện 14/08/2020

Đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu 5: "Tăng cường năng lực quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách về BĐKH" đến 2020 của Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 -2020 cho thấy mục tiêu đã đạt được một phần, còn nhiều thách thức và cần tiếp tục thực hiện.

Nhiệm vụ “Xác định các giải pháp chiến lược của Việt Nam trước tác động của các hoạt động toàn cầu ứng phó với BĐKH”: Các giải pháp chiến lược của Việt Nam đã được xác định trong NDC, nhu cầu công nghệ giảm phát thải KNK của ngành xây dựng đã được đánh giá và các giải pháp chiến lược vềgiảm nhẹphát thải KNK của ngành công thương cũng đã được xác định dựa trên các mô hình toán có độ phù hợp cao. Bên cạnh đó, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2016 -2020 đã được xây dựng và ban hành. Nhiệm vụ này đã hoàn thành.

Nhiệm vụ “Hoàn thiện tổ chức, thể chế, cơ chế phù hợp để quản lý về BĐKH; tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH”: BộTài nguyên và Môi trườngđã tham gia xây dựng và trình phê duyệt nhiều văn bản liên quan đến ứng phó với BĐKH trong thời gian qua với những kết quả đáng ghi nhận. Bộ máy tổ chức về BĐKH bước đầu được thiết lập với sự ra đời của Ủy ban quốc gia vềBĐKH, đơn vịđ ầu mối ởTrung ương (BộTài nguyên và Môi trường) và các cơ quan đầu mối tại các bộ, ngành, địa phương. Việt Nam đã sử dụng công cụ kiểm kê phát thải KNK của IPCC cho các lĩnh vực, ứng dụng một số mô hình tính toán khác như mô hình LEAP trong năng lượng và mô hình AFLU trong nông nghiệp,... Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về kiểm kê KNK cho các lĩnh vực đã được xây dựng và có thể truy cập trên hệ thống của Cục Biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về ứng phó BĐKH vẫn còn hạn chế, thiếu đồng bộ; một sốcơ chế, chính sách chưa sát với thực tế, thiếu tính khảthi, chưa có hướng dẫn cụthể về lồng ghép vấn đềBĐKH trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương; chưa có quy định rõ ràng về sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và còn có sự chồng chéo trong quản lý. Nhiệm vụ này cơ bản đã hoàn thành và còn nhiều thách thức.

Nhiệm vụ “Xây dựng các cơ chếquản lý, sửdụng các nguồn vốn đầu tư cho BĐKH, huy động hỗtrợquốc tếnhằm tranh thủsựhỗtrợcủa cộng đồng quốc tế và phát huy hiệu quảcác nguồn vốn quốc tếsong phương và đa phương”: Trong thời gian qua, để đảm bảo cơ chế tài chính cho các hoạt động ứng phó với BĐKH, Bộ Tài chính đã xây dựng, trình phê duyệt và ban hành nhiều văn bản và chính sách nhằm khuyến khích, hỗtrợ, đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực môi trường; hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sựnghiệp thực hiện các chương trình/dự án ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh; hướng dẫn thanh toán vốn kế hoạch đầu tư công; xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng cường hệ thống bảo hiểm, chỉa sẻ rủi ro khí hậu và thiên tai như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tài sản công; thông qua Luật Quản lý nợc ông cùng với các văn bản hướng dẫn để hoàn thiện hệ thống thể chế về huy động, quản lý là sử dụng các hiệu quả các nguồn lực tài chính đáp ứng mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách này vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa có cơ chế giám sát,đánh giá phù hợp dẫn đến giảm hiệu quả trong sử dụng cũng như khó khăn trong huy động các nguồn tài chính mới, đặc biệt từ phía quốc tế. Nhiệm vụ này đã hoàn thành một phần và còn nhiều thách thức.

Nhiệm vụ “Hoàn thiện các bộtiêu chí đánh giá các dựán ưu tiên thích ứng với BĐKH”: Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành khung hướng dẫn lựa chọn ưu tiên thích ứng với BĐKH trong lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình phê duyệt và ban hành Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC) cùng với hướng dẫn xây dựng và đề xuất các nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm ứng phó hiệu quả với các tác động của BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng. Nhiệm vụ này cơ bản đã hoàn thành và cần tiếp tục rà soát và điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới.