Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị-xã hội -nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong ứng phó với BĐKH...

Tin tức - Sự kiện 16/08/2020

Đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu 6: "Huy động sựtham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị-xã hội -nghề nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong ứng phó với BĐKH; xây dựng cộng đồng thích ứng hiệu quả với BĐKH" đến 2020 của Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 -2020 cho thấy mục tiêu đã đạt được một phần, còn nhiều thách thức và cần tiếp tục thực hiện.

Nhiệm vụ “Xây dựng được các cơ chếchính sách nhằm thu hút, huy động sựtham gia của xã hội vào ứng phó với BĐKH; thí điểm mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH”: Trong 10 năm qua, với sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các sáng kiến thích ứng dựa vào cộng đồng đã được phát triển và áp dụng ở một số khu vực có tính dễ bị tổn thương cao đối với BĐKH và bước đầu mang lại những thành công nhất định. Tuy nhiên, một số mô hình và kỹ thuật áp dụng chưa thật sự phù hợp với điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của khu vực áp dụng nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả và tiến độ thực hiện của các giải pháp. Nhiệm vụ này đã hoàn thành một phần và còn nhiều thách thức.

Nhiệm vụ “Nâng cấp hệthống chăm sóc sức khỏe cộng đồng đểtừng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới có thể phát sinh do tác động của BĐKH”: Hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã được cải thiện một cách đáng kể ở cả cấp trung ương và địa phương; nhiều mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực y tế được xây dựng; việc chăm sóc sức khỏe người dân từ các tác động của BĐKH bước đầu được quan tâm; kiện toàn hệt hống giám sát bệnh tật nhằm giảm nguy cơ, quy mô xuất hiện các dịch bệnh mới, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, còn một số hạn chế như năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát, lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó với BĐKH ởc ấp cơ sở còn yếu; các nghiên cứu về ảnh hướng của BĐKH đến sức khoẻ mới chỉ được thực hiện ở một sốv ùng, chưa có các nghiên cứu tổng hợp cấp quốc gia; các mô hình thích ứng dựa vào cộng đồng mới chỉbắt đầu thí điểm ở một số tỉnh chưa được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi; hệ thống chính sách, văn bản triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế còn thiếu dẫn đến khả năng phản ứng và ứng phó với những tác động của BĐKH của hệt hống y tế chưa cao. Nhiệm vụ này đã đạt được một phần và cần được tiếp tục thực hiện.