Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực về TN&MT

Tin tức - Sự kiện 16/08/2020

Đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu 7: "Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực" đến 2020 của Kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 -2020 cho thấy mục tiêu đã hoàn thành ở mức đặt nền móng và cần được tiếp tục thực hiện cả ở chiều sâu và chiều rộng.

Nhiệm vụ “Nâng cao nhận thức và kiến thức vềphòng tránh thiên tai, BĐKH, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các kiến thức bản địa vào phòng tránh thiên tai, ứng phó với BĐKH”: Các kiến thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH đãđược tuyền truyền, phổbiến vàgiáo dục. Nội dung giáo dục về BĐKH đã được đưa vào các chương trình đào tạo. Đến hết năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn tài liệu tích hợp, lồng ghép về giáo dục ứng phó với BĐKH cho giáo viên và học sinh, triển khai tập huấn cho giáo viên về tài liệu này để giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, các chương trình tuyên truyền hiện nay có hiệu quả ngắn và chưa đưa các thông tin về chế tài xử phạt khi xảy ra vi phạm. Nhiệm vụ này cơ bản đã hoàn thành và cần tiếp tục được rà soát, cập nhập.

Nhiệm vụ “Xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộcó đủnăng lực vàtrình độtrong hoạt động ứng phó với BĐKH”: Một số trường đại học đã có hệ đào tạo cử nhân và sau đại học chuyên ngành BĐKH, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và các lĩnh vực có liên quan như: Đại họcQuốc gia Hà Nội, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đại học Thủy Lợi, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Cần Thơ, Đại học Khoa học Tự nhiên –Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Đại học Việt Nhật... Ngoài ra, các bộ, ngành đều đã tiến hành các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, công chức, viên chức về những vấn đề liên quan đến BĐKH trong phạm vi ngành của mình. Qua đó, nhận thức của một bộ phận cán bộ các ngành đã được nâng cao và chủ động hơn trong công tác ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, do BĐKH là một vấn đề mới và có tác động liên ngành, liên vùng nên kiến thức và nhận thức của các cán bộ vẫn còn hạn chế, phần lớn mới nhìn thấy được các tác động vật lý tiêu cực của BĐKH mà chưa nhìn nhận hết các nguy cơ tiềm tàng liên quan đến chính sách và các hoạt động kinh tế-xã hội ở quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý vấn đề BĐKH ở các địa phương thường không chuyên sâu về BĐKH và làm việc kiêm nhiệm nên năng lực còn hạn chế, chưa đáp dứng được yêu cầu tham mưu cho chính quyền địa phương các vấn đề về ứng phó với BĐKH. Nhiệm vụ này đã hoàn thành ở mức đặt nền móng và cần được tiếp tục thực hiện cả ở chiều sâu và rộng.