63/63 tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phương

Tin tức - Sự kiện 24/08/2020

Nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012-2020, đã có 63/63 tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của địa phương nhằm cụ thể hóa các hành động ứng phó phù hợp với điều kiện thực tếvà nhu cầu của từng địa phương.

Mục tiêu tổng quát của các Kế hoạch hành động của các tỉnh, địa phương nhìn chung là dựa trên đánh giá mức độ tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh và các lĩnh vực để xây dựng, hoàn thiện từng bước các Kế hoạch hành động cụ thể nhằm ứng phó với BĐKH và thiên tai, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế địa phương.

Các mục tiêu cụ thể được xác định trong Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các địa phương chủ yếu bao gồm: (i) Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với các địa phương trên địa bàn tỉnh và các ngành dịch vụ, nông nghiệp, tài nguyên và môi trường,khai thác và sửdụng năng lượng, giao thông vận tải, viễn thông, hoạt động quốc phòng an ninh, an toàn sinh mạng và chăm sóc sức khỏe người dân; (ii) Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đến các khu vực nhạy cảm với tác động của BĐKH như các vùng đất thấp trũng, vùng ven sông, ven biển, nông thôn, miền núi; (iii) Đánh giá tính dễ bị tổn thương cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt các hộ nghèo, neo đơn và người lao động nhập cư, ít có khảnăng ứng phó với BĐKH; (iv) Ứng dụng các mô hình quảnlý, cách tiếp cận, phương pháp kỹthuật, giải pháp công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm hạn chế tổn thất và/hoặc nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho các ngành, quận/huyện và các đối tượng dễ bị tổn thương; (v) Hoàn thiện thể chế, chính sách của tỉnh, thành phố nhằm củng cốvà tăng cường sự phối kết hợp các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong việc ứng phó với BĐKH; (vi) Lồng ghép các nội dung, hoạt động ứng phó với BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nhằm làm tăng tính bền vững cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển; (vii) Tăng cường hợp tác, liên kết với các tổ chức vềBĐKH trong nước và quốc tế để trao đổi, chia sẻ và hợp tác trong hoạt động ứng phó với BĐKH, qua đó mở rộng phạm vi hợp tác và nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH. Tuy vậy, các mục tiêu hầu hết có tính ngắn hạn, giải quyết các vấn đề trước mắt, chưa chú trọng vào định hướng dài hạn nhằm chuyển đổi kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, ứng phó với BĐKH trong tương lai. Trong các Kế hoạch hành động hầu hết thiếu các giải pháp giám sát, đánh giá việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.. 

Việc triển khai các Kế hoạch hành động của các địa phương trong giai đoạn 2012 -2020 đã đạt được những kết quả sau:

Đánh giá được các tác động, ảnh hưởng của BĐKHđối với khu vực dễ bị tổn thương từ đó bước đầu xây dựng được kế hoạch ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan;

Tăng cường năng lựcgiám sát BĐKH; dự báo, cảnh báo thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn trong điều kiện BĐKH. Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cảnh báo, dựbáo khí tượng thủy văn, xây dựng mạng lưới giám sát BĐKH và nước biển dâng;

Thông qua truyền thông nâng cao được nhận thức của cộng đồng về tác động của BĐKH; tăng cường năng lực cho cán bố chuyên trách và người dân chủ động ứng phó với BĐKH trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển tạo đê mềm chắn sóng, nước dâng, tăng cường khảnăng hấp thụ CO2 và tạo sinh kế bền vững cho người dân; rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng khả năng giữ nước, chống xói mòn, nâng cao độ che phủ, giảm thiệt hại do lũ, lũquét, sạt lở đất, bảo vệcác công trình hạl ưu, điều hòa khí hậu, duy trì và phát triển sinh kế bền vững; 

Xây dựng các công trình thuỷ lợi như hồ, đập chứa nước ngọt, giữ nước phục vụ sản xuất trong mùa khô và điều tiết lũ trong mùa mưa; 

Nâng cấp, xây dựng các đoạn đê biển, đê sông, chống ngập và xâm nhập mặn ởnhững khu vực có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sản xuất, tính mạng và đời sống nhân dân;

Áp dụng các mô hình thích ứng với BĐKH cho trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, công nghiệp và thương mại, tái cơ cấu và đẩy mạnh phát triển kinh tế tại địa phương theo hướng thích ứng với BĐKH;

Các mô hình thích ứng được sựủng hộ của nhân dân giúp cải thiện điều kiện về y tế, an sinh xã hôi, định cư cho người dân;

Tranh thủ được nguồn lực từ trung ương, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước triển khai KHHĐ.

Do nguồn kinh phí thực hiện theo Chương trìnhmục tiêu ứng phó với BĐKHhạn chế (các tỉnh được bố trí trung bình khoảng 1.000 triệu đồng) nên các hoạt động ở cấp tỉnh mới chủ yếu tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH đến các khu vực, ngành nghề; xây dựng kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho địa phương; xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng. Đây là cơ sở để các địa phương làm căn cứ tiến hành lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, chủyếu tập trung vào ngành trọngđiểm, dễ bịt ổn thương như nông nghiệp, tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai...

Việc triển khai thực hiện KHHĐ đáp ứng được một phần của mục tiêu đề ra. Tuy nhiên các danh mục nhiệm vụ, dự án triển khai còn rời rạc, thiếu sự gắn kết, phối hợp giữa các hoạt động, các ngành để đạt được kết quả như mong muốn. Rất ít kế hoạch hành động của địa phương lồng ghép được vào quy hoạch phát triển dài hạn của địa phương. Có thể thấy các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động của các tỉnh/thành phố tập trung vào lĩnh vực tài nguyên và môi trường và nông nghiệp và phát triển nông thôn (điều tra khảo sát tác động của BĐKH, nâng cao năng lực dự báo BĐKH, lập kế hoạch ứng phó với BĐKH...). Số liệu cho thấy lĩnh vực tài nguyên và môi trường được ưu tiên phân bổ nhiều kinh phí nhất, chiếm tới 35%, tương đương với 9927,67 tỷđồng. Tiếp theo đó là nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các hoạt động như bảo tồn và phát triển rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, phát triển chăn nuôi và thuỷ sản thích ứng với BĐKH và công trình (tu bổ,sửa chữa và xây mới các công trình giao thông ứng phó với BĐKH,