Việt Nam đã hoàn thành rà soát, cập nhật NDC để gửi Ban Thư ký Công ước vào năm 2020

Tin tức - Sự kiện 06/08/2020

Thực hiện Quyết định số1/CP.21 của COP21 yêu cầu các quốc gia xây dựng hoặc cập nhật NDC trước năm 2020, căn cứ tình hình thực tế của quốc gia, Việt Nam đã tiến hành rà soát, cập nhật NDC để gửi Ban Thư ký Công ước vào năm 2020. Đóng góp do quốc gia tự quyết định NDC cập nhật của Việt Nam được Chính phủ thông qua tại Thông báo số1982/VPCP-HTQT ngày 24/7/2020.

NDC cập nhật của Việt Nam phân tích, cập nhật và bổ sung một sốnội dung gồm: (i) Rà soát, cập nhật và điều chỉnh các đóng góp về giảm nhẹ phát thải KNKvà thích ứng với BĐKHphù hợp hơn với hiện trạng và dựbáo phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia đến 2030; bảo đảm mục tiêu thực hiện NDC phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Chiến lược phòng chống thiên tai; (ii) Áp dụng một số yêu cầu mới đối với NDC được thông qua tại COP24 phù hợp với khả năng của Việt Nam; (iii) Làm rõ hơn nội dung về tổn thất và thiệt hại, bổ sung những nỗ lực mới nhất của Việt Nam trong thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK; (iv) Bổ sung nội dung đánh giá tác động của việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹphát thải KNK đến phát triển kinh tế-xã hội; (v) Bổ sung nội dung phân tích về đồng lợi ích giữa thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK và phát triển bền vững; (vi) Bổ sung các chỉ số phù hợp tạo thuận lợi cho việc theo dõi, đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện NDC; (vii) Bổ sung nội dung hệ thống quốc gia về đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) đối với các hoạt động giảm nhẹp hát thải KNK, hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) đối với các hoạt động thích ứng với BĐKH phục vụ cho việc thực hiện NDC; (viii) Làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn và kế hoạch thực hiện NDC trong bối cảnh quốc tế, quốc gia hiện nay và các giải pháp khắc phục.

Những nội dung giảm nhẹ phát thải KNK được cập nhật gồm: (i) Bổ sung lĩnh vực IP trong kiểm kê KNK, BAU và các biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK. Với tổng lượng phát thải năm 2014 là 38,6 triệu tấn CO2tđ, chiếm 12,0 % trong tổng lượng phát thải quốc gia năm 2014; đến năm 2030, lượng phát thải dự kiến của lĩnh vực IP là 140,3 triệu tấn CO2tđ, chiếm 14,4 % trong tổng lượng phát thải quốc gia năm 2030; (ii) Năm cơ sở được sử dụng là 2014, năm có kết quả kiểm kê KNK cập nhật nhất sau khi Việt Nam tham gia Thỏa thuận Paris (năm cơ sở trong NDC cũ là năm 2010); tổng lượng phát thải KNK trong năm cơ sở 2014 là 284,0 triệu tấn CO2tđ (trong NDC cũ, tổng lượng phát thải KNK trong năm 2010 là 246,8 triệu tấn CO2tđ); (iii) Lượng phát thải dự tính theo BAU là: 528,4 triệu tấn CO2tương đương vào năm 2020, 726,2 triệu tấn CO2tđ vào năm 2025 và 927,9 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030 (trong NDC cũlà 474,1 triệu tấn CO2tđv ào năm 2020, 787,4 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030); (iv) Giảm nhẹ phát thải KNK được xác định với 75 biện pháp, trong đó: 37 biện pháp trong lĩnh vực năng lượng; 15 biện pháp trong lĩnh vực nông nghiệp; 12 biện pháp trong lĩnh vực LULUCF; 7 biện pháp trong lĩnh vực chất thải; 4 biện pháp trong lĩnh vực các quá trình công nghiệp; (v) Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9 % tổng lượng phát thải KNK so với BAU. Mức đóng góp này có thể được tăng lên tới 27 % khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris về BĐKH.

Những nội dung thích ứng với BĐKH được cập nhật gồm: (i) Xác định các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với BĐKH, bao gồm: Nâng cao hiệu quả thích ứng với BĐKH thông qua việc tăng cường quản lý nhà nước và nguồn lực cho thích ứng với BĐKH; tăng cường khảnăng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tếvà hệ sinh thái; giảm nhẹrủi ro thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do BĐKH; (ii) Các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu thiệt hại gây bởi các tác động liên quan đến những thay đổi của khí hậu trong tương lai được xác định cụthểcho từng lĩnh vực (gồm: tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, sức khỏe cộng đồng, đô thị, nhà ở, giao thông vận tải, du lịch và nghỉdưỡng, công nghiệp và thương mại) và cho từng khu vực (đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, khu vực ven biển, khu vực miền núi).