Một số hạn chế trong thực hiện các nhiệm vụ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Tin tức - Sự kiện 05/09/2020

Thông qua thực hiện 10/65 nhiệm vụ cụ thể cùng các giải pháp trong Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2020, mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012-2020, các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK chủ yếu theo chỉ đạo của Chính phủ và có nguồn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK tự nguyện nhìn chung còn rất hạn chế. 

Ngoài tập trung nguồn lực thực hiện công tác thích ứng với BĐKH, Việt Nam cũng đã triển khai một số hành động giảm nhẹ phát thải KNK trong các lĩnh vực như năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, LULUCF và chất thải. Thông qua thực hiện 10/65 nhiệm vụ cụ thể cùng các giải pháp trong Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2020, mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012-2020, các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK chủ yếu theo chỉ đạo của Chính phủ và có nguồn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK tự nguyện nhìn chung còn rất hạn chế. Sự chủ động tham gia của cộng đồng doanh nghiệp. Các cơ chế tham gia thị trường các-bon để tạo nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ rừng chưa được áp dụng. Thị trường mua bán hạn ngạch phát thải các-bon (ETS) chưa được thiết lập. 

Các ngành sản xuất chính gây phát thải KNK cũng đã có những nỗ lực cắt giảm thông qua thay đổi và phát triển các quy trình sản xuất. Tuy nhiên, việc triển khai, áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất mới theo hướng ít phát thải các-bon còn chưa nhiều. Việc triển khai các giải pháp tại địa phương về sử dụng năng lượng tiết kiệm, năng lượng tái tạo và thân thiện với môi trường còn chậm. Các hoạt động tự nguyện giảm phát thải KNK của các doanh nghiệp còn hạn chế. Cơ chế tạo tín chỉ mới chỉ được xây dựng thí điểm trong một số ngành công nghiệp (ví dụnhư ngành thép). Hiệu quả của công tác đầu tư và thực hiện phát triển các ngành năng lượng như thủy triều, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, ... chưa đạt được kết quả và mục tiêu đề ra. Các công nghệ cao có khả năng giảm phát thải KNK trong các ngành sản xuất, cũng như trong x ửlý chất thải cũng mới chỉ được áp dụng thí điểm và trên quy mô nhỏ. Những thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, sử dụng nước, phân bón và thức ăn chăn nuôi chỉ dừng lại ở các mô hình thử nghiệm. Thiếu các nội dung trong giảm nhẹ phát thải KNK trong Nông nghiệp. Bản thân trong mục tiêu ưu tiên của Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012-2020, nội dung về giảm nhẹ phát thải KNK trong nông nghiệp chỉ được đề cập trong 01 đề án.