Một số hạn chế trong chuyển giao công nghệ BĐKH

Tin tức - Sự kiện 27/08/2020

Chuyển giao công nghệ BĐKH chưa được phát triển sâu và trên diện rộng, hưa đáp ứng yêu cầu mong muốn.

Hệthống thông tin và dữliệu về BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam phục vụ hoạch định chính sách, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội từ trung ương đến địa phương chưa được tăng cường phù hợp với yêu cầu thực tế. Thông tin khoa học từ cácnghiên cứu, đề tài chưa được phổ cập rộng rãi cho các đơn vị có liên quan. Công nghệ sản xuất của nước ta còn khá lạc hậu, hiện nay nhiều doanh nghiệp còn sử dụng máy móc, dây chuyền công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới khoảng 2-3 thế hệ, tiêu hao nhiều năng lượng, tài nguyên và phát sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm môi trường.

Nhằm góp phần nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, trong giai đoạn vừa qua, hoạt động chuyển giao công nghệ BĐKH đã được triển khai trong một số lĩnh vực chính như năng lượng, công nghiệp và xử lý chất thải. Việt Nam đã ban hành Luật Chuyển giao công nghệsố07/2017/QH14, cùng nhiều văn bản pháp quy khác như Quyết định, Nghịđịnh nhằm khuyến khích và triển khai các hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng các một trong các yêu cầu, bao gồm bảo vệmôi trường, thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn và khung chính sách phù hợp để thúc đẩy tích cực hoạt động chuyển giao công nghệ. Hoạt động chuyển giao công nghệ giảm nhẹphát thải KNK tại Việt Nam được thực hiện chủ yếu thông qua triển khai các dựán theo Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế tín chỉchung (JCM), Tiêu chuẩn vàng (GS) và một số dự án hợp tác quốc tế khác. Việc đánh giá kết quả triển khai các chương trình dự án chưa được tiến hành thường xuyên. Hoạt động chuyển giao công nghệ chưa được phát triển sâu và trên diện rộng, chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn.