Sự cần thiết thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH giai đoạn 2021-2030

Tin tức - Sự kiện 07/09/2020

Để tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia và các cam kết quốc tế, củng cố và tăng cường thành quả đạt được trong ứng phó với BĐKH của giai đoạn trước, từng bước đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược quốc gia, việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH trong giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết.

Việt Nam đã tích cực cùng cộng đồng quốc tế thực hiện các nỗ lực ứng phó với BĐKH. Việt Nam đã ký kết và phê duyệt Thỏa thuận Paris về BĐKH. Để triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH, Việt Nam đã cập nhật và gửi Ban thư ký Công ước khung liên hợp quốc về BĐKH Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH (NAP).

Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thể hiện các cam kết về giảm nhẹ phát thải KNK và thích ứng với BĐKH của quốc gia ở cấp chiến lược. Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH (NAP) cụ thể hóa các cam kết về thích ứng trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định ở trung hạn và dài hạn.

Để tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia và các cam kết quốc tế, củng cố và tăng cường thành quả đạt được trong ứng phó với BĐKH của giai đoạn trước, từng bước đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược quốc gia, việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH trong giai đoạn 2021-2030 là rất cần thiết.

Xây dựng và thực hiện KHHĐ quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021-2030 chính là việc cụ thể hóa lộ trình của Việt Nam thực hiện các cam kết với cộng đồng quốc tế theo Thỏa thuận Paris. Kế hoạch hành động quốc gia sẽ tập trung triển khai thực hiện các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK cụ thể, ưu tiên và cấp thiết ở ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã được xác định trong NDC và NAP. Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2021 -2030 cũng là định hướng cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương tiếp tục xây dựng và triển khai các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹphát thải KNK phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 tương ứng với thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành và địa phương. Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020 cũng góp phần đạt được các mục tiêu đềra trong Nghịquyết 24 và trong Chiến lược quốc gia; giúp Việt Nam chủ động ứng phó hiệu quả với BĐKH, duy trì cân bằng hệ sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Cácnhiệm vụ và hành động cụ thể trong Kế hoạch hành động quốc gia giai đoạn 2012 -2020 sẽ được lựa chọn theo tiêu chí: (i) Ưu tiên cấp thiết trong ngắn hạn; (ii) Khả thi trong triển khai thực hiện; (iii) Hài hòa và đồng lợi ích giữa thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK, phát triển kinh tế-xã hội, và (iv) Phù hợp với các cam kết của Việt Nam với quốc tế về ứng phó với BĐKH, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và phát triển ngành trong giai đoạn 2021-2030.